Tỷ phú dạy con: đẩy con ra đường mưu sinh, bảo con không cần đứng đầu lớp, tự hào vì nỗ lực chứ không phải tài năng

Ngày đăng: 12/03/2019

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Ngày đăng: 12/03/2019

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Chẳng cần phải làm gì những cậu ấm cô chiêu nhà tỷ phú có thể sở hữu khối tài sản kếch xù. Nhưng các tỷ phú không làm vậy, họ đẩy con ra ngoài xã hội để mưu sinh để nếm mùi đời.

Nếm trải cuộc sống, biết người nghèo vất vả thế nào

Dravya Dholakia, con trai duy nhất của ông chủ công ty kinh doanh và xuất khẩu kim cương lớn nhất Ấn Độ Hare Krishna Diamond đã tới thành phố Kochi, bang Kerala theo yêu cầu của người cha. Đây là nơi không ai biết tới. Dravya Dholakia phải tự xin việc kiếm sống trong vòng một tháng. Anh lên đường với ba bộ áo quần và 7.000 rupee (100 USD), số tiền này chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Các điều kiện của tỷ phú đưa ra với con trai là phải làm việc và kiếm tiền, không được làm một nơi quá một tuần, không được giới thiệu mình là con của tỷ phú và không được sử dụng điện thoại di động.

Trong 5 ngày đầu tiên, Dravya Dholakia không thể xin được việc làm. Anh cảm thấy thấy thấy vọng vì xin việc ở 60 chỗ nhưng đều bị từ chối. Nhờ đó, anh hiểu được cảm giác bị từ chối và giá trị công việc

Sau đó, anh được nhận làm trong một tiệm bánh, rồi tới nhân viên trực điện thoại và cửa hàng bán giày, thậm chí là bồi bàn ở cửa hàng bán thức ăn nhanh. Trong một tháng, anh chỉ kiếm được 60 USD.

Con của tỷ phú vẫn phải bươn trải ngoài đường kiếm tiền.

Khoảng thời gian đó dù ngắn nhưng cho anh rất nhiều bài học. “Tôi phải tìm mọi cách làm việc để có tiền ăn mỗi bữa chỉ 0,6 USD. Tôi cần phải kiếm thêm 4 USD mỗi ngày để trả tiền nhà trọ”, Dravya Dholakia kể.

Còn với vị tỷ phú thì thử thách này giúp cho con mình có nhiều trải nghiệm cuộc sống. “Tôi muốn con trai tôi nếm trải cuộc sống và biết được người nghèo vất vả như thế nào để xin việc và kiếm tiền. Không một trường đại học nào có thể dạy bạn những kỹ năng cuộc sống này”, ông cho hay.

Còn cô con gái của tỷ phú Jim Koch làm công việc múc kem với mức lương 7 USD/giờ. “Một cô gái hỏi con bé ‘Ôi trời ơi, mình đọc trên báo thấy bố bạn là một tỷ phú. Tại sao bạn phải làm việc này?’. Con bé nhìn vào cô gái kia và trả lời ‘Vì mình cần tiền”, tỷ phú này kể.

Hay như cô con gái của triệu phú tự thân Barbara Corcoran cũng phải làm việc 2 giờ mỗi tuần tại một spa dành cho chó. Công việc của cô bé là làm sạch cũi và dắt chó đi dạo. “Cho những đứa trẻ sớm làm quen với việc tự lập quan trọng hơn việc chỉ ngồi học trên ghế nhà trường”, Barbara chia sẻ.

Theo Barbara, khi con cái bạn đủ lớn, hãy khuyến khích chúng làm việc bởi những đứa trẻ sớm biết cách kiếm tiền bằng năng lực của mình thường có khả năng thành công cao hơn.

Không cần đứng đầu lớp

Jack Ma – tỷ phú với khối tài sản 39,6 tỷ USD (theo Forbes tháng 11/2017) – được nhiều người ngưỡng mộ vì câu chuyện khởi nghiệp thành công bất chấp mọi thử thách và thất bại. Tuy nhiên, một khía cạnh rất đặc biệt của vị tỷ phú này là quan điểm về giáo dục của ông.

Jack Ma không kỳ vọng vào thành tích học tập

Theo ông, việc đứng đầu lớp không quan trọng bằng việc dành thời gian bên ngoài để học những kỹ năng khác. Trong khi Trung Quốc có nền giáo dục coi trọng điểm số, Jack Ma dạy con rằng: làm bài tập vẫn là điều cần thiết nhưng đừng để điều đó quyết định số phận của con. Hãy học những kỹ năng mới, theo đuổi niềm đam mê trong thời gian rảnh.Trong một bài phát biểu trước đám đông, Jack Ma từng đề cập đến chủ đề: “Những điều tôi dạy con trai tôi về giáo dục”. Theo trang Tech in Asia, Ma nói: “Con không cần nằm trong top 3 của lớp, top giữa cũng được, miễn sao điểm của con không quá thấp. Chỉ có những học sinh ở tầm trung mới có thời gian rảnh để học các kỹ năng khác”.

Trong sinh nhật lần thứ 18 của con trai, Jack Ma cho biết ông đã viết 3 lời khuyên gửi tặng con, theo trang Jackmaalibaba. “Thứ nhất, luôn nghĩ cho bản thân và nhận định vấn đề một cách độc lập. Thứ hai, luôn lạc quan – sẽ có nhiều vấn đề nhưng luôn có nhiều cách giải quyết. Thứ ba, nói sự thật, đặc biệt là với cha của con”, vị tỷ phú khuyên con trai.

Nhà sáng lập Alibaba cũng gửi lời nhắn đặc biệt với những người trẻ ở độ tuổi 25: Hãy phạm lỗi vừa đủ. “Đừng lo lắng! Ngã rồi bạn sẽ đứng lên, hãy tận hưởng điều đó! Bạn mới 25 tuổi, hãy tận hưởng quá trình này!”.

Hãy tự hào về sự lựa chọn của mình, chứ không phải vì tài năng

Tỷ phú Jeff Bezos luôn dạy con rằng: Hãy tự hào về sự lựa chọn của mình, chứ không phải vì tài năng. Ông khuyên các con của mình và tất cả mọi người bắt đầu sự nghiệp bằng cách theo đuổi đam mê. Vì nó sẽ giúp người ta dễ dàng thành công hơn.

Ông chủ Amazon cho rằng nếu bạn thay đổi đam mê thì cũng chẳng sao cả.

“Khi đó, bạn sẽ dễ thuyết phục bản thân làm việc chăm chỉ hơn. Bạn sẽ làm việc với những người có suy nghĩ tương tự và sẽ truyền năng lượng cho cả căn phòng. Nếu bạn làm điều mình yêu, một ngày sẽ trôi qua rất vui vẻ”, ông nói.

Jeff Bezos cho rằng một người có thể hạnh phúc vì đẹp trai hay giỏi toán nhưng không nên cảm thấy giá trị của bản thân tăng lên nhờ những điều bẩm sinh đó. Ông cho rằng điều đáng tự hào là nỗ lực chứ không phải tài năng.

“Đó là một lựa chọn. Khi bạn làm tốt, nó sẽ dẫn đến thành công”, Bezos chia sẻ. “Khi sở hữu tài năng, sau đó làm việc chăm chỉ, bạn sẽ tận dụng tối đa những tài năng đó”.

Ông chủ Amazon cho rằng nếu bạn thay đổi đam mê thì cũng chẳng sao cả. Ông thừa nhận mình từng nhầm lẫn về đam mê đầu tiên. “Tôi đã nghĩ rằng mình muốn trở thành một nhà vật lý nhưng đến nửa đường tôi nhận ra mình không đủ thông minh để trở thành nhà vật lý”, Bezos chia sẻ.

Chính những thay đổi đó dẫn ông đến gần hơn với đam mê thực sự của mình. “Bạn phải tìm ra thứ mình yêu thích. Điều này sẽ mang lại cho bạn niềm vui rất lớn”.

Nhà Bezos cũng như các tỷ phú khác chọn tiếng Trung làm môn học cần thiết cho con, giúp thế hệ sau chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn cạnh tranh kế tiếp. Việc cho con học tiếng Trung đang là xu hướng trong giới nhà giàu Mỹ.

Về phần phương pháp học Toán kiểu Singapore, người giàu nhất thế giới chọn nó sau khi kiểu học này chứng minh hiệu quả với việc Singapore dẫn đầu thế giới về kết quả đánh giá học sinh do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện.

Theo Vietnambiz

 

Tin cùng chuyên mục