VTC1: FSCHOOL ĐI ĐẦU ĐÀO TẠO CÔNG DÂN SỐ TỪ BẬC THPT

Phóng sự ngắn về nội dung Công dân số nằm trong chương trình Hướng nghiệp trong thời đại số của trường THPT FPT đã được phát sóng trên VTC1 ngày 08/08 vừa qua. Theo đó FSchool được nhấn mạnh là trường học đầu tiên tại Việt Nam đưa Công dân số trở thành một phần quan trọng trong chương trình hướng nghiệp cho học sinh ở bậc THPT.

Internet và các thiết bị công nghệ đã phát triển với tốc độ chóng mặt, mang đến nhiều tiện ích và và kéo theo cả những nguy cơ cho người dùng. Nắm bắt được điều này, trong thời gian vừa qua, THPT FPT đã đi tiên phong xây dựng nội dung Công dân số để hướng dẫn, hình thành các kỹ năng cơ bản cho các bạn trẻ trong thời đại Internet. K4 Fschooler là lứa học sinh đầu tiên được tiếp cận nội dung này.

Cụ thể, thông qua nội dung Công dân số, học sinh sẽ học được cách kiểm soát hành vi khi Online, sử dụng thành thạo các công cụ của Internet. Sau khi học, các em sẽ nắm được các kiến thức rất thực tế như cách nhận biết các nội dung thật – giả trên Facebook, cách bảo vệ an toàn cho tài khoản cá nhân của mình khi dùng mạng xã hội,  những kỹ năng rất thực tế như cách dùng và khai thác tốt tính năng của Google,  sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến hay thậm chí là chơi game đúng cách…

Trả lời phỏng vấn Phóng viên VTC về nội dung này, cô Nguyễn Thị Tân, Hiệu trưởng THPT FPT cho rằng: “ Nội dung này được đưa vào như một ý tưởng mới, khởi nguồn cho việc xây dựng chương trình Hướng nghiệp trong thời đại số cho học sinh. Chương trình sẽ trang bị cho học sinh kiến thức, thái độ và kỹ năng phân tích và hiểu được bản thân mình, từ đó có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn”

Tuy mới đưa vào chương trình hướng nghiệp nhưng nội dung này đã nhanh chóng được các em học sinh yêu thích. Trần Hoàng Long, học sinh lớp 10 A5 cho biết: “Em thấy hay nhất là phần sử dụng mạng xã hội hợp lý. Các thầy cô hướng dẫn chúng em tỉnh táo trước những trang lừa đảo hay những mã độc hay virut có thể làm hại đến máy tính của mình. ” còn em Thân Đức Lương thì hào hứng: “Em muốn học xong em sẽ biết cách phân biệt các thông tin giả mạo và lừa đảo trên mạng để tránh được thiệt hại”.

Phóng sự cũng đề cập rằng, một khi đã truy cập vào môi trường mạng, các em đã để lại dấu chân của mình trên đó, do đó để tiếp xúc với môi trường này, học sinh cần được tranh bị đủ kiến thức và hiểu biết để tự bảo vệ mình. Đào tạo công dân số vì vậy yêu cầu các em thực hành được chính những gì mình học và áp dụng vào việc giải quyết vấn đề và phát triển các kỹ năng. Các chuyên gia cho rằng, phương pháp học mới này sẽ giúp các em xử lý thông tin nhanh chóng, tận dụng tri thức và các kỹ năng công nghệ trước những cơ hội nghề nghiệp sau này.

Sau một loạt những sự cố tấn công và lừa đảo trên mạng, việc đưa nội dung Công dân số vào chương trình hướng nghiệp của THPT FPT được coi là vô cùng thiết thực và bổ ích, hình thành kỹ năng sử dụng internet cho học sinh.

Xem phóng sự đầy đủ tại đây:

 

Ngày đăng: 12/08/2016

Ngày cập nhật: 12/08/2016

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh