HỌC SINH THPT FPT HÀO HỨNG TÌM HIỂU VỀ NGÀNH KHOA HỌC – KỸ THUẬT

Chiều 20/4 vừa qua, các bạn học sinh THPT FPT đã có một buổi định hướng nghề nghiệp thú vị về các ngành Khoa học – Kỹ thuật với diễn giả là thầy Nicholas Christopher Waite – Hiệu trưởng trường Bellerbys College Cambridge.

Để tạo không khí mở màn và xua tan sự nóng nực đầu hè, bạn Tuấn Anh (10A1) đã đưa mọi người đến với trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” với 13 câu hỏi hình ảnh liên quan gợi từ khóa về ngành khoa học kỹ thuật.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Hội trường sôi động bởi cuộc thi Đuổi hình bắt chữ.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-9

“Công nghệ sinh học” – đáp án “hại não” đối với các bạn học sinh FPT

Các bạn học sinh vô cùng hào hứng tham gia trò chơi, rất nhiều cánh tay đưa lên muốn trả lời câu hỏi, nhưng có một số câu hóc búa khiến các bạn phải suy nghĩ rất nhiều để rồi khi nghe đáp án thì ồ lên vỡ lẽ.

Khám phá thế giới khoa học qua… một tờ giấy

Kết thúc trò chơi, thầy Nicholas có mặt trên sân khấu để giới thiệu về nghề nghiệp Khoa học Kỹ thuật. Thầy đã khéo léo lồng ghép những hoạt động tương tác thú vị khiến những kiến thức tưởng chừng nhàm chán trở nên sinh động và dễ nhớ hơn rất nhiều!

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Thầy Nicholas Christopher Waite – Hiệu trường trường Bellebys College Cambridge.

“Khoa học là một điều gì đó rất thực tế. Nó hiện diện quanh cuộc sống của chúng ta, từ những cái bàn cái ghế ta hay ngồi, cho đến môi trường xung quanh, tất cả đều liên quan đến khoa học! Đến nỗi chúng ta cho rằng nó là một điều hiển nhiên, như khi có một chiếc ghế ta chỉ biết đó là thứ để chúng ta ngồi chứ chưa hề nghĩ đến những khoa học được sử dụng để làm nên chiếc ghế đó” – Thầy Nicholas phát biểu khi mở đầu phần nói chuyện của mình.

Để ví dụ rõ ràng hơn về việc khoa học hiện diện quanh ta, thầy đã sử dụng một tờ giấy và khiến cho tờ giấy đó có thể giữ vững một chiếc cốc. Chưa dừng lại, thầy mời một số bạn học sinh lên sân khấu, dùng cách của chính các bạn để khiến cho chiếc cốc đứng vững trên tờ giấy. Các bạn học sinh Fschool vô cùng thông minh! Mỗi bạn lại có 1 cách thức riêng để khiến tờ giấy đỡ được chiếc cốc.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Bạn Đức Minh 10A1 đang dùng cách của mình để khiến tờ giấy đỡ được chiếc cốc

Ngay sau đó, cũng chỉ cần một tờ giấy và một chiếc bút, thầy yêu cầu các bạn vẽ một nhà khoa học/kỹ sư trong trí tưởng tượng của mình, lập ra một danh sách mười đồ vật mà thời bố mẹ bằng tuổi chúng mình đã sử dụng và chọn bất kỳ 2 đồ vật từ danh sách đó để nghĩ xem trong mười năm tới, nó sẽ phát triển như thế nào.

Từ những hoạt động ấy, các bạn học sinh dần nhận ra được ý nghĩa to lớn của khoa học và bước tiến chóng mặt của khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Bức tranh về nhà khoa học trong suy nghĩ với nét vẽ đáng yêu của bạn Thảo Vân 10A2.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Kỹ sư là những người áp dụng khoa học trong việc giải quyết vấn đề, phát triển vấn đề, tìm ra phương hướng tốt nhất cho vấn đề… chứ không chỉ là những con người mặc áo blouse trắng, tay cầm ống nghiệm, đầu tóc bù xù và luôn đeo kính.

Thầy cũng lưu ý với các bạn học sinh THPT FPT về khái niệm STEM – cụm từ viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (Science, Technology, Engineer, Math). Cũng từ thầy mà các bạn học sinh Fschool được biết rằng, những nhà khoa học/kỹ sư không phải là những con người khô khan và máy móc, một nhà khoa học/kỹ sư cũng cần rất nhiều sự sáng tạo, và nhà khoa học/kỹ sư không chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm.

Khoa học hiện diện trong hầu hết tất cả lĩnh vực và trên thế giới có rất nhiều ngành khoa học khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà khoa học/kỹ sư dù bạn có là một người yêu thích động vật hay ham thích việc phá án…

Vậy làm sao để trở thành một nhà khoa học, sẽ có những ngành khoa học thú vị nào? Và ví dụ về hòn đảo sau thiên tai

Trong phần tiếp theo của buổi định hướng, thầy Nicholas đã chỉ cho các bạn học sinh thấy những kỹ năng cần thiết và lộ trình hợp lý nhất để trở thành một nhà khoa học/kỹ sư. Theo đó, các bạn cần phải thật vững hai môn Toán và Lý – hai môn học là nền tảng cơ sở của khoa học. Các bạn có thể phát triển thêm môn Hóa học nếu muốn đi theo những con đường khoa học đặc thù như sinh hóa học, v.v…

Bên cạnh đó, các FSchooler còn phải đảm bảo được 3 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

  • Vừa sáng tạo nhưng lại không xa rời thực tế vì khoa học chính là thực tế, không phải là điều viển vông
  • Có đam mê để theo đuổi cả đời
  • Có quyết tâm để vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, làm việc
thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe và tương tác với thầy Nicholas.

Các bạn học sinh có thể tùy theo ý muốn và nguyện vọng của mình để trở thành một Kỹ sư hàng không, Kỹ sư hóa học, Kỹ sư dân dụng, Kỹ sư môi trường, Kỹ sư động vật hay làm việc về Công nghệ sinh học, Sinh học biển, Khoa học khám phá hiện trường, Khoa học máy tính thậm chí là một Kế toán/Kiểm toán viên xuất sắc.

thpt-fpt-khoa-hoc-ky-thuat-huong-nghiep-8

Với đề bài, một vùng đất nhỏ ở Việt Nam chẳng may gặp phải động đất, nhiệm vụ của các bạn học sinh là tìm ra công việc của mỗi kỹ sư và làm việc với họ để khắc phục thiên tai từ đó hiểu rõ hơn về một số nghề nghiệp trong ngành Khoa học kỹ thuật.

Với thời lượng có hạn, buổi hướng nghiệp kết thúc trong sự tiếc nuối của các bạn học sinh. Một số bạn vẫn nán lại để trao đổi thêm với thầy về những điều mà các bạn quan tâm. Cũng qua buổi định hướng này, thầy Hiệu trưởng Berlerbys College Cambridge đã có những ấn tượng tốt đẹp về học sinh trường THPT FPT.

Hướng nghiệp là một phần trong chương trình Phát triển cá nhân của THPT FPT. Với những hội thảo hướng nghiệp, những hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp… tất cả giúp các FSchooler sớm tìm ra hướng đi thích hợp với sở thích, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội để chọn trường đại học chính xác.

Bài: Tường Vy; Ảnh: Minh Hoàng

 

Ngày đăng: 23/04/2017

Ngày cập nhật: 08/05/2017

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh