Sự khác biệt về ảnh quét não bộ của một đứa trẻ ham đọc sách và một đứa trẻ thích chơi điện thoại: Phụ huynh, xin đừng khiến tương lai của con mình khó khăn!
Một trong những biện pháp tốt nhất để phát triển trí não cho trẻ là đọc sách và tránh để con tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh. Người lớn chúng ta đều biết đó là điều đúng đắn nên làm nhưng với những hình ảnh được đưa ra từ khoa học này, chắc chắn chúng ta còn càng bị thuyết phục hơn.
Đây là bên trái và phía trước bộ não thường xuyên đọc sách
Các khu vực màu đỏ cho thấy sự tăng trưởng về chất trắng có tổ chức chứng tỏ người này có khả năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết tốt, hỗ trợ rất nhiều cho việc học sau này.
Đây là bên trái và phía trước bộ não thường xuyên dành 2 giờ mỗi ngày để xem điện thoại.
Các khu vực màu xanh cho thấy sự kém phát triển và vô tổ chức của chất trắng, điều này sẽ gặp khó khăn trong việc học sau này.
Hai hình ảnh trên là kết quả đáng ngạc nhiên của các nghiên cứu gần đây do Trung tâm Khám phá Đọc & Đọc hiểu, trực thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) thực hiện. Đây chính là những “bằng chứng thép” chứng minh cho những lợi ích tiềm năng của việc đọc và những bất lợi tiềm tàng của việc xem điện thoại thường xuyên đối với sự phát triển não bộ của một trẻ mẫu giáo.
Tác giả nghiên cứu chính – Tiến sĩ John Hutton, bác sĩ nhi khoa & nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati cho biết: “Các bậc phụ huynh xin lưu ý, điều này vô cùng quan trọng với một đứa trẻ vì bộ não phát triển nhanh nhất trong 5 năm đầu đời. Những đứa trẻ có nhiều trải nghiệm kích thích bộ não sắp xếp tổ chức sẽ có lợi thế rất lớn khi đi học. Và thực sự rất khó để đạt được sự sắp xếp này nếu đứa trẻ không có nhiều cơ hội trải nghiệm”.
Tầm quan trọng của chất trắng trong não bộ
Cả hai kết quả nghiên cứu đều sử dụng thông qua phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRIs) đặc biệt bằng cách kéo căng khuếch tán hình ảnh. Trong nghiên cứu này đã có 47 trẻ dưới 3 tuổi, chưa đi học mẫu giáo, có thể chất khoẻ mạnh tham gia.
Chất xám của não chứa phần lớn các tế bào não dùng để điều khiển cơ thể nên làm gì, còn chất trắng được tạo thành từ các sợi, thường được phân phối thành các bó gọi là các dải, hình thành các kết nối giữa các tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh.
Việc tăng và tổ chức chất trắng rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp của một đứa trẻ. Nếu không có một hệ thống giao tiếp phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm lại và việc học của trẻ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Tiến sĩ Hutton tiếp tục chia sẻ: “Trẻ em được sinh ra với rất nhiều tế bào thần kinh nhưng cơ bản, đó là những tế bào rỗng. Chính nhờ những cuộc nói chuyện, đi ra ngoài, được khám phá, được đọc sách của trẻ với phụ huynh sẽ tạo nên kết nối và sự củng cố giữa các tế bào thần kinh này.”
Với kinh nghiệm của Tiến sĩ Hutton, những trải nghiệm đầu đời sẽ “làm cứng” các kết nối trong não của trẻ. Những thứ gì không được sử dụng tốt đều bị não cắt tỉa và chết đi. “Mặc dù bộ não có thể thay đổi và cải thiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó hiệu quả hơn nhiều trong 5 năm đầu tiên của một con người, và đó là lý do tại sao những trải nghiệm thời thơ ấu rất quan trọng”, ông nói.
Trải nghiệm rất cần thiết
Ngoài việc quét não, những đứa trẻ tham gia vào nghiên cứu cũng được kiểm tra nhận thức. Các nhà nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ sử dụng màn hình hơn 1 giờ mỗi ngày có kỹ năng đọc viết kém hơn, khả năng sử dụng ngôn ngữ biểu cảm ít hơn và khả năng gọi tên các đối tượng thấp hơn. Ngược lại, những đứa trẻ thường xuyên đọc sách với bố mẹ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức.
“Chúng tôi thấy được những mặt không tốt từ việc xem điện thoại thường xuyên lên một đứa trẻ, cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu của trẻ. Mặt khác, những hoạt động có lợi cho các phần khác nhau của não bộ, kích thích trí tưởng tượng như chơi đồ chơi, đi ra ngoài khám phá thiên nhiên sẽ phù hợp với một trẻ mẫu giáo hơn là ngồi trước màn hình điện thoại“, Tiến sĩ Hutton bày tỏ.
Chuyên mục: Tin FSchool Tin tức
Ngày đăng: 10/02/2020
Ngày cập nhật: 10/02/2020
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025