Học sinh tranh biện, ôn có thưởng trong giờ Tin học

“Thư viện sách truyền thống có thể bị thay thế bởi các thư viện sách điện tử (e-book) trong vòng 50 năm tới? Cấm Facebook là đúng hay sai? Google có phải là con dao hai lưỡi?”… là một số chủ đề thảo luận nhóm trong những môn Tin học của học sinh lớp 10 trường THPT FPT.

Để khuyến khích học sinh tư duy, tìm hiểu về các ứng dụng của máy tính trong đời sống, các phần cứng của máy tính, thầy giáo Đỗ Hồng Long đã cho các em học sinh lớp 10C phân nhóm, tranh biện về các chủ đề xoay quanh những kiến thức này. Theo đó, cả lớp được chia thành 5 nhóm, và một tổ chất vấn gồm 5 người được chọn ngẫu nhiên để cùng hỏi đáp – thảo luận. Sau 30 phút suy nghĩ, bàn bạc, từng nhóm sẽ có bài trình bày trước cả lớp về chủ đề của nhóm mình. Trong đó, nhiều học sinh đã đưa ra những ý tưởng, luận điểm khá sắc bén.

Các nhóm chuẩn bị trong 30 phút về đề tài thuyết trình của đội mình: Tự tìm kiếm thông tin, xác lập luận điểm và trình bày trước lớp.

Các nhóm chuẩn bị trong 30 phút về đề tài thuyết trình của đội mình: Tự tìm kiếm thông tin, xác lập luận điểm và trình bày trước lớp.

Nhóm các học sinh Anh Thư, Minh Phương, Phương Anh là một trong những nhóm thuyết trình rất tốt với chủ đề: “Về một khía cạnh nào đó, có thể nói ứng dụng quan trọng nhất của ngành CNTT vào các ngành nghề khác là hỗ trợ truyền thông. Trong thời gian gần đây, một trong những phương tiện hữu hiệu của lĩnh vực này là mạng xã hội đã gây nên không ít sự chú ý. Theo em, việc cấm Facebook – mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới hiện nay là đúng hay sai? Hãy phân tích cả cái lợi và cái hại của việc sử dụng Facebook với tư cách là một học sinh lớp 10 và nói lên ý kiến cuối cùng của em”.

Bạn Anh Thư (lớp 10C) tự tin thay mặt nhóm thuyết trình.

Bạn Anh Thư (lớp 10C) tự tin thay mặt nhóm thuyết trình.

Qua tư duy và bằng chính trải nghiệm của mình với Facebook, các em đã nêu ra được nhiều vấn đề đáng lưu ý về những mặt lợi – hại của trang mạng xã hội này: Facebook giúp kết nối con người một cách nhanh và rộng nhất,  tiện ích cho cuộc sống con người; tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều mối nguy. Nghiện Facebook khiến con người bị chìm đắm trong thế giới ảo, xa rời thực tế, đây cũng nơi phát triển và lan rộng cả những điều xấu trong xã hội. Qua đó, nhóm bày tỏ quan điểm: “Facebook có rất nhiều lợi ích và tác hại. Nhưng tất cả đều phụ thuộc người sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng đúng hay sai là tùy thuộc vào người dùng. Không thể cấm hay không cấm. Vì nếu bản chất người dùng là xấu, là không kiềm chế được bản thân, thì nếu có cấm Facebook thì vẫn có rất nhiều trang mạng xã hội khác để họ tìm đến”.

Phần tranh biện khá sôi nổi cuốn hút cả lớp.

Phần tranh biện khá sôi nổi cuốn hút cả lớp.

Một nhóm khác cũng có phần thể hiện khá tốt là nhóm của các học sinh Quang Minh, Tiến Thịnh với đề bài: “Google là một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ tìm kiếm thông tin hiện nay. Có đến 80% số lượng người sử dụng máy tính dùng Goolge và ít ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của Google đối với việc chia sẻ và tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng Google chính là con dao hai lưỡi. Phân tích cả hai mặt của “con dao” trong ý kiến trên?”.

Bạn Nhật (lớp 10C)– một thành viên khá hăng hái trong tổ chất vấn.

Bạn Nhật (lớp 10C)– một thành viên khá hăng hái trong tổ chất vấn.

Các em đã chỉ ra nhiều lợi ích của Google, nhưng cũng nhìn nhận được khách quan các mặt hại của công cụ tìm kiếm này. Mặc dù chưa đưa ra được nhiều ví dụ thực tế để bài thuyết trình thêm tính thuyết phục, nhưng nhóm cũng được đánh giá cao về mặt ý tưởng. Sau mỗi phần thuyết trình, các em đều có những màn “chất vấn” sôi nổi khi được tạo điều kiện để phản biện lẫn nhau.

Học sinh lớp 10D “Khởi động” một trò chơi do thầy giáo khởi xướng để rèn khả năng gõ 10 ngón.

Học sinh lớp 10D “Khởi động” một trò chơi do thầy giáo khởi xướng để rèn khả năng gõ 10 ngón.

“Cách học Tin như thế này giúp chúng em bạo dạn hơn, chủ động tham gia bài học hơn. Tất cả mọi người đều phải làm bài, chuẩn bị bài. Có nhiều bạn, dù không muốn cũng phải đứng ra để trình bày, nói trước đám đông… vì kết quả sẽ được tính vào điểm học tập. Bản thân em thấy mình học nhanh, ghi nhớ các kiến thức dễ dàng hơn” – Nguyễn Văn Thái (học sinh lớp 10C) chia sẻ.

Trong khi đó, các học sinh lớp 10D, 10G lại thích thú với phần học và ôn tập bài cũ… có thưởng. Cũng với bài học về phần cứng, làm quen với máy tính, các em đã được thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh cho tham dự trò chơi “đua ô tô” thử tài gõ bàn phím nhanh, chính xác. Trò chơi này vốn là một ứng dụng khá quen thuộc với học sinh nên khi được “chơi” mà lại chơi có thưởng các em vô cùng hứng khởi.

Các học sinh Quang – Lâm – Minh (học sinh lớp 10G) giành chiến thắng và nhận phần thưởng trong giờ ôn tập.

Các học sinh Quang – Lâm – Minh (học sinh lớp 10G) giành chiến thắng và nhận phần thưởng trong giờ ôn tập.

“Phương pháp học tập chủ yếu dành cho các em là: làm nhóm, thuyết trình, thảo luận… Cách học này giúp em trang bị lý thuyết cơ bản, nhanh chóng rồi thông qua tự làm bài để ghi nhớ kiến thức, ôn luyện một cách thoải mái thông qua các trò chơi. Học sinh FPT có lợi thế rất lớn là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đều có máy tính cá nhân. Thử thách lớn nhất với các em chỉ là thay đổi dần thói quen học thụ động trước đây, thay bằng phương pháp học chủ động. Tôi tin rằng, các bạn sẽ nhanh chóng thay đổi và bắt nhịp tốt” – thầy Ngọc Anh cho hay.

Nguyễn Quỳnh

 

Ngày đăng: 04/09/2013

Ngày cập nhật: 12/03/2014

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh