Cách mạng công nghiệp 4.0: Thế giới có ảo bao nhiêu thì gia đình vẫn là thật

Đó là lời khẳng định chắc nịch của anh Phạm Thế Minh – Trưởng phòng Bảo mật thông tin FPT Software– diễn giả buổi workshop Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra sáng ngày 9/8 vừa qua tại Hội trường Beta. Workshop về công nghệ mà nói chuyện gia đình thì có vẻ không liên quan lắm nhỉ, nhưng không, nó thật sự liên quan đấy! Các tân binh FSchooler đã có 2 giờ trải nghiệm thật thú vị với nhiều kiến thức bổ ích mà diễn giả mang đến.

Từ 1.0 đến 4.0

Anh Minh đã mở đầu buổi workshop bằng 3 clip hoạt hình ngắn về những công nghệ trong tương lai, bước đầu thành công thu hút sự chú ý của các cô cậu học sinh mới tinh nghịch. Từ câu chuyện về Wall-E , Baymax, Chapie; diễn giả đã khéo léo dẫn dắt cả hội trường đến nội dung chính của workshop ngày hôm ấy – cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo gợi ý của diễn giả, rất nhiều bạn học sinh đã đoán ra được, con người đang sống trong thời đại ngày nay là công dân 2.0, trong khi đó, nền công nghiệp thế giới đã đến 4.0 rồi. Câu hỏi được đặt ra, chúng ta có thể làm gì khi con người mới 2.0 mà công nghiệp đã 4.0, khiến nhiều người phải suy nghĩ.

thpt-fpt-cach-mang-4-1

Theo anh Minh, từ khi con người biết sử dụng đồ đá đồ đồng cho đến các công cụ dùng sức người để hoạt động, nền công nghiệp ấy được gọi là Công nghiệp 1.0. Công nghiệp 2.0 bắt đầu khi điện và máy móc hơi nước xuất hiện, thay thế cho những công cụ bằng tay xưa cũ. Sự xuất hiện của điện tử – tự động hóa đã đưa nền công nghiệp thế giới tiến lên 3.0 và nay là 4.0 với ngành công nghiệp robot – trí thông minh nhân tạo. Những kiến thức khoa học – lịch sử như vậy lẽ ra sẽ rất khô khan và nhàm chán nhưng dưới sự dẫn dắt hài hước của diễn giả và sự nhiệt tình của học sinh, cả hội trường trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.

thpt-fpt-cach-mang-4-2

Thế giới càng phát triển, công nghệ càng tân tiến. Đến nay, khái niệm AI – trí thông minh nhân tạo đã không còn xa lạ với nhiều người. Các robot thông minh có thể có mặt ở khắp mọi lĩnh vực như trật tự trị an, lao động sản xuất, thậm chí cả ý tế khám chữa bệnh., v.v… Hãng IBM vừa phát triển được một loại phần mềm chứa trí thông minh nhân tạo tên là IBM Watson. Phần mềm này đã phát hiện ra bệnh bạch cầu của một cụ già – điều mà các y bác sĩ không chẩn đoán được. Không chỉ có thế thôi đâu, trong buổi workshop lần này, các bạn học sinh lớp 10 còn được học hỏi thêm nhiều kiến thức về điện nữa đấy nhé! Diễn giả giới thiệu và giải thích khá kỹ lưỡng về điện áp, ampe, … Anh Minh còn mời một bạn học sinh lên sân khấu kể lại câu chuyện bạn ấy bị điện giật và giải thích vì sao có người bị điện giật chỉ cảm thấy tê tê mà có người lại chết.

Sống thật vs. sống ảo – Gia đình là số một

Đố các cậu biết, thế giới mà ta đang sống là thật hay ảo? Chà, câu hỏi này đối với một số người rất dễ để trả lời nhưng với một số người khác lại khó để nói ra đáp án. Các tân binh nhà FSchool cũng thế! Đứng trước một câu hỏi gây nhiều tranh cãi như vậy của diễn giả, các bạn đã có nhiều câu trả lời khác nhau. Có bạn bảo thật, bạn thì nói ảo, cũng có bạn phân vân không biết là thật hay là ảo.

thpt-fpt-cach-mang-4-3

Điện thoại “cục gạch” bất tiện nhưng khiến con người bớt ảo hơn.

Đối với một cơ số người trẻ, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên cả thế giới, sử dụng Facebook là một trong những điều phải làm hằng ngày. Mỗi một bức ảnh hay dòng trạng thái được nhiều “like” hay bình luận đều khiến họ quan tâm và nó thực sự tác động lên cảm xúc và suy nghĩ của họ – không khác gì việc họ đang sống trong một thế giới khác vậy. Chà, nghe to tát nhỉ? Nhưng sự thật đúng là thế đấy, và vì thế mà giới trẻ chúng ta mới có từ “sống ảo” để chỉ những người suốt ngày chỉ biết đến Facebook. Cũng từ thực trạng ấy, anh Minhpt đã nói rất nhiều về ranh giới thật ảo và những vấn đề đằng sau lằn ranh ấy.

Tuy nhiên, thế giới ngày nay đã thay đổi. CNTT làm cho mọi người tin rằng có thế giới khác và có cuộc sống khác. Vì thế, Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sinh ra là để nói cho các bạn biết rằng, nếu chúng ta không có Facebook thì chúng ta sẽ trở về với thế hệ của 6X, 7X.” – Diễn giả khẳng định.  Từ đó diễn giả đưa ra định nghĩa về Công nghiệp 4.0: “Là việc chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất, khai thác công nghệ từ cách mạng công nghiệp lần thứ ba như dữ liệu lớn/phân tích, công nghiệp IoT (Internet vạn vật); hội tụ của Công nghệ thông tin và Công nghệ sản xuất, robot tự động, sự kết nối các nhà máy, sản xuất phân tán thông minh, hệ thống tự tối ưu hóa và chuỗi cung ứng kỹ thuật số trong hệ thống liên kết ảo – thật”.

thpt-fpt-cach-mang-4-4

Trong thời đại CNTT phát triển mạnh mẽ như hiện tại, chúng ta có thể tiếp thu được rất nhiều tri thức, thông tin cũng như nhiều tiện ích từ thế giới ảo. Ví dụ điển hình như Facebook – nơi có một lượng thông tin khổng lồ hằng ngày, eBMB – ứng dụng đặt phòng khách sạn, kính thực tế ảo, Instagram, Snapchat, Messenger, Viber, … những công cụ tiện ích làm thay đổi cuộc sống của chúng ta đều là sản phẩm của CMCN 4.0. “Thông tin giữa thế giới thật và ảo thì có rất nhiều, chúng ta phải làm sao cân bằng được nó để ta sống theo được đúng mục đích của ta.” – Diễn giả nói lên quan điểm của mình rằng, thế giới ảo chỉ là công cụ để ta sử dụng và khai thác, giúp chúng ta nhanh hơn, bắt kịp với sự thay đổi của thế giới bên ngoài, không nên quá lạm dụng nó để rồi tự tách bản thân mình ra khỏi gia đình và xã hội.

Nhân dịp nói chuyện thật – ảo, diễn giả cũng nhắc nhở các bạn học sinh, đừng quá lạm dụng mạng xã hội để rồi bỏ quên chính gia đình mình – “Chúng ta đang sống trong thế hệ này cần phải biết phân biệt các thông tin thật và ảo, nhưng có một điểm mà chúng ta đang có: Gia Đình – luôn luôn là thật!” hay “Tình cảm là thật, trên mạng mới là ảo. Hãy sống thật với chính mình!

Đến cuối chương trình, rất nhiều bạn học sinh đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đam mê, gia đình, học hành cho diễn giả. Với sự chân thành của mình và bằng kinh nghiệm của một người đi trước, diễn giả đã đưa ra khá nhiều lời khuyên có ích cho các FSchooler K5, như “Luôn học tập và cập nhật kiến thức mới.”, “Luôn phải đặt mục tiêu xa hơn những gì mình nhìn thấy!”,Giấc mơ sẽ chỉ là giấc mơ nếu chúng ta không hành động!

Buổi workshop kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ kết thúc trong sự tiếc nuối của rất nhiều tân binh K5. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều workshop và chương trình thú vị khác đang chờ đợi các bạn trong tuần lễ định hướng tiếp theo!

Bài: Tường Vy

 

Ngày đăng: 15/08/2017

Ngày cập nhật: 15/08/2017

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh