CHƠI GAME ONLINE: CÀNG TỰ CHỦ, CÀNG TỰ DO

Đó là lời khuyên của anh Tạ Hà Phương – Phó chủ tịch Hội cha mẹ học sinh trước vấn đề chơi game quá đà của một bộ phận học sinh Fschool.
Buổi tọa đàm “Game Online – Chơi hay không nên chơi” là một phần trong chương trình Công dân số của trường THPT FPT kết hợp với Đại học trực tuyến FUNiX, nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ trên Internet, kiểm soát hành vi khi đang Online… khách mời tham gia chương trình gồm có: Anh Nguyễn Khánh Duy: Tổng giám đốc điều hành tại Tofu Games, từng làm Giám đốc công nghệ tại Tinhvan Telecom – Anh Nguyễn Đức Hoàng – Trưởng phòng nghiên cứu phát triển ứng dụng Đa phương tiện. Giảng viên khoa Công nghệ Đa phương tiện Học viện BCVT; thầy Trần Vũ Quang, Phó hiệu trưởng trường THPT FPT; ông Tạ Hà Phương – đại diện phụ huynh FPT School và Lê Ngọc Minh Đức, học sinh lớp 10A2 FSchool.

Khách mời tham gia tọa đàm “Game Online – Chơi hay không nên chơi”

Chủ đề về game Online nhanh chóng thu hút được sự quan tâm từ nhiều phía, nhất là của phụ huynh, khi vấn đề một bộ phận học sinh Fschool mê chơi game Online mà xao nhãng việc học đang khiến phụ huynh và nhà trường trăn trở.

Không chỉ các bạn học sinh khối 10, nhiều bậc phụ huynh cũng đã đến tham dự tọa đàm dù thời gian chương trình diễn ra vào buổi tối.

Không chỉ các bạn học sinh khối 10, nhiều bậc phụ huynh cũng đã đến tham dự tọa đàm dù thời gian chương trình diễn ra vào buổi tối.

“Game thủ chuyên nghiệp không chơi game từ sáng đến chiều”

Mở đầu với phần Talk chủ đề : Tại sao game lại hấp dẫn? Như thế nào là nghiện game ? Tác hại của nó ? Cặp đôi diễn giả đến từ làng game Việt Nguyễn Khánh Duy và Nguyễn Đức Hoàng đã có nhiều chia sẻ lý thú. Cụ thể, theo anh Nguyễn Đức Hoàng – giảng viên khoa Công nghệ Đa phương tiện – Học viện Bưu chính viễn thông, thì các bạn trẻ chơi game vì nhiều lý do: Được hóa thân vào nhân vật, được thỏa mãn những ước mơ, sở thích của mình. Chơi game, video hay phương tiện giải trí cho một hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, đẹp như tưởng tượng và nhiều trải nghiệm thú vị…

Nguyễn Đức Hoàng - giảng viên Học viên Bưu chính Viễn thông chia sẻ với teen FSchool về game Online

Nguyễn Đức Hoàng – giảng viên Học viên Bưu chính Viễn thông chia sẻ với teen FSchool về game Online

Nhưng cũng vì thế, một bộ phận giới trẻ hiện nay, trong đó có nhiều học sinh sa vào nghiện game, chơi quên ăn quên ngủ, xao nhãng học tập và các mối quan hệ xung quanh.

Chia sẻ về tác hại của việc chơi game quá đà, anh Nguyễn Khánh Duy,  Tổng giám đốc điều hành tại Tofu Games cho biết nghiện game gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, mất thời gian, mất đi nếp sống khoa học và lành mạnh…  Điều này phản tác dụng so với mục đích ban đầu của game là để giải trí. “Nếu bạn nào chơi game để trở thành game thủ phải rất đều đặn và có khoa học, như vận động viên thể thao tập luyện điều độ. Chơi game phải đi kèm vận động và các chế độ khác đi kèm, không phải là liên tục từ sáng đến chiều như mọi người vẫn nghĩ.”

Học sinh FSchool tự tin trả lời các câu hỏi từ diễn giả Nguyễn Khánh Duy.

Học sinh FSchool tự tin trả lời các câu hỏi từ diễn giả Nguyễn Khánh Duy.

Học sinh FSchool tương tác với diễn giả

Học sinh FSchool thích thú khi tương tác với diễn giả

“Nhà trường không cấm nhưng không chế thời gian chơi game”

Trong phần tọa đàm mở, được hỏi về vấn đề chơi game của học sinh nói chung cũng như tại Fschool, Lê Ngọc Minh Đức lớp 10A2 chia sẻ: “Phần nhiều các bạn nghiện game đều muốn chơi đến trình độ cao, vì thế gây ra cảm giác hưng phấn, muốn tập trung quá độ… ảnh hưởng đến cuộc sống học tập.” Minh Đức cũng cho biết em chỉ chơi game vào những ngày cuối tuần khi về nhà hoặc khi hết bài tập trên trường.

Minh Đức cho biết bạn chơi game vào cuối tuần, trong thời gian rảnh, và không để chơi game ảnh hưởng đến việc học

Minh Đức cho biết bạn chơi game vào cuối tuần, trong thời gian rảnh, và không để chơi game ảnh hưởng đến việc học

Nhìn từ góc độ nhà trường và phụ huynh, game Online cũng là một vấn đề nóng bỏng được cả hai phía quan tâm khi đối tượng chính là con em của mình. Thầy Trần Vũ Quang, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: với triết lý đào tạo “Tôn trọng cá nhân” và tự do phát triển của của FPT School, nhà trường không cấm nhưng không chế thời gian các bạn chơi game.

img_9544

Thầy cũng chia sẻ các bạn học sinh chơi game theo nhiều kiểu khác nhau: Có nhóm chơi game để giải trí sau giờ học căng thẳng, và điều hướng được mục đích chơi game. Nhưng cũng có nhóm các bạn vì quá đam mê game  – thầy cũng nhấn mạnh rằng không phải quá nhiều bạn “đam mê” như vậy, dành quá nhiều thời gian cho nó dẫn dến lạc lối, khiến thầy cô và ba mẹ lo lắng và trăn trở. Nếu không tiếp cận vấn đề một cách thông minh, học sinh rất dễ bị lạc lối và lệch với mục tiêu ban đầu là giải trí của mình, sa đà vào  game và làm ảnh hưởng đến việc học.

Khi chơi game, các con có tự hỏi mục đích mình chơi là gì không ?

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề chơi game của con cái, anh Tạ Hà Phương – Phó chủ tịch Hội cha mẹ học sinh, một người luôn gắn bó với nhà trường, phụ huynh và các em cho rằng: “Việc chơi game theo tôi cuối cùng là một phương thức để giải trí, vì thực ra rất ít con học được kiến thức từ game. Khi chơi game các con có đặt câu hỏi: Mục đích chơi game của con là gì ? Song song với đó mục đích cuộc sống của con là gì? Việc chơi game nhiều có giúp các con đạt được những mục tiêu trong cuộc sống và tương lai hay không? Tác hại của việc nghiện game là rất lớn. Hiện nay, không hiếm trường hợp nhiều bạn nam yêu một cô gái trên game. Đó thực sự là một vấn đề. Bạn không nên để game, hay bất cứ một vấn đề gì, làm cho mình nghiện. Nếu không chuẩn bị tâm thế nhất định thì sẽ rất dễ bị nghiện, bất kể một điều gì.”

Anh Tạ Hà Phương chia sẻ nhiều góc nhìn xung quanh vấn đề chơi game của các bạn học sinh.

Anh Tạ Hà Phương chia sẻ nhiều góc nhìn xung quanh vấn đề chơi game của các bạn học sinh.

“Càng tự chủ cao thì mức độ tự do càng cao

Trò chuyện cùng các em như một người cha, anh chia sẻ: “Các con theo học ở Fschool nói riêng và con cái nói chung ai cũng muốn được ba mẹ tôn trọng, được lắng nghe. Chú muốn nói với các con rằng, dù là mối quan hệ trong gia đình hay mối quan hệ công việc, kinh nghiệm thực tế cho thấy những người càng tự chủ cao thì mức độ tự do càng cao. Mình tự chủ thời gian và công việc thì sẽ luôn được những người xung quanh tin tưởng”.

Anh nói chuyện với học sinh FSchool như một người cha nói chuyện với con mình

Anh nói chuyện với học sinh FSchool như một người cha nói chuyện với con mình

Con trai chú lớp 8 chơi game, nghiện game và giấu diếm bố mẹ, nhưng đến lớp 10, lớp 11, bạn được tự do chơi game mà không bị ba mẹ quản nữa, lí do là bạn đã có kết quả học tập thật sự tốt và nhận được nhiều lời nhận xét tích cực từ bạn bè, thầy cô. Nếu các con chứng minh được với ba mẹ và thầy cô rằng mình tự chủ khi chơi game và không ảnh hưởng đến các mục tiêu tương lai của mình, thì chú tin ba mẹ sẽ tôn trọng lựa chọn của con và không kiểm soát.”

Cựu học sinh của THPT FPT Nguyễn Quang Linh hiện đang du học tại Trung Quốc cũng đã gửi tới buổi tọa đàm “Game online – Nên hay không nên chơi?” clip chia sẻ câu chuyện của bản thân từ một người nghiện game nặng đã thoát ra như thế nào. Bí quyết của Nguyễn Quang Linh chính là nhận ra kịp thời và tự cân đối chơi game, học hành và thể thao.

Kết thúc tọa đàm, anh Nguyễn Khánh Duy tâm huyết: Hi vọng rằng ba mẹ không nên gọi các con là những con nghiện game, đó là một điều đáng sợ và nguy hại. Thay vì thế, hãy ngồi xuống nói chuyện với con. Bạn thích game nhưng ba mẹ cũng kỳ vọng nhiều vào bạn và chính bạn cũng có tương lai của mình, vì vậy hãy cân nhắc. “Đối thoại với ba mẹ là quan trọng, để các em hiểu ba mẹ và ba mẹ cũng sẽ hiểu thêm về game. Các em hãy chủ động nói chuyện và hiểu ba mẹ mình, và học tập tốt. Đó là cách để thuyết phục bà mẹ cho chơi game, vì cuối cùng game cũng là một cách giải trí, dùng đúng chừng mực và không làm ảnh hưởng đến mọi người sẽ là có lợi.” 

Với câu hỏi “Game Online – Nên hay không nên?” chúng ta đã có được một diễn đàn – một cuộc trao đổi thực sự cởi mở. Mỗi phụ huynh, học sinh đều đã có câu trả lời cho riêng mình. Trong trường hợp các bạn học sinh chọn việc chơi game thì vấn đề quan trọng là chơi như thế nào cho phù hợp để mỗi chúng ta sau này không phải tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một khoảng thời gian đẹp để học tập phát triển bản thân, để dành sự yêu thương, sự quan tâm đến những người xung quanh mình.

Bài: Mai Phương; ảnh: Minh Hoàng 10A7

 

Ngày đăng: 31/10/2016

Ngày cập nhật: 10/11/2016

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh