CÔ GIÁO TRẺ FSCHOOL TRẢI LÒNG MÌNH VỀ MÔN LỊCH SỬ

“Lịch sử trước kia đã từng là “nỗi ám ảnh”, là “cơn ác mộng” của đời mình. Nhưng người ta có câu “ghét của nào trời trao của ấy”, hiện giờ mình đang là một giáo viên dạy Sử tại trường THPT FPT – Hà Nội. Và mình rất trân trọng nhân duyên đưa mình với con đường sư phạm”.

Đó là lời tâm sự rất chân thành của cô giáo trẻ Ngô Ngọc Linh về con đường nghề nghiệp của mình, và cô cũng chia sẻ về một tiết học đặc biệt, hi vọng nó sẽ là nguồn cảm hứng đối với những bạn đã, đang và sẽ lựa chọn con đường giáo dục Lịch sử sau này và bày tỏ những suy nghĩ trăn trở về việc giáo dục Lịch sử ở Việt Nam.

Hình ảnh học sinh trường THPT FPT để tay lên ngực trái, nơi trái tim và hát vang bài hát Quốc ca Việt Nam là hình ảnh thiêng liêng, đầy xúc cảm đối với cô giáo Ngọc Linh.

“Hôm trước khi dạy học sinh lớp 10A2, mình có một việc làm dại dột là cho HS tranh biện về việc “Vì sao phải học tập Lịch sử”?

Rồi đã có một nhóm đưa ra rất nhiều lý lẽ hoàn toàn thuyết phục mình về việc: “CHÚNG TA KHÔNG CẦN HỌC LỊCH SỬ”? Các em viện dẫn đầy đủ từ lý thuyết cho đến thực tế bằng những luận điểm chắc chắn. Nôm na rằng:
– Môn học này là môn không cần sự sáng tạo. Nên em cần có thời gian để học những môn sáng tạo khác.
– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đã là quá khứ thì không phải học. Tương lai có rất nhiều việc phải làm.
– Thế kỉ XIX là thế kỉ của công nghệ, khoa học và máy tính. Cái gì không biết thì tra google.com nên cũng không nhất thiết phải có việc học ở trường.
– Ko phải học Lịch sử vì có rất nhiều thời kì đen tối. Khiến cả một dân tộc Việt Nam tự ti.
– Một năm số lượng thí sinh chọn Sử thi tốt nghiệp cũng chỉ có ít. Có trường còn không có ai. Vậy sao phải học?
– Học Sử ra thì làm cái gì? Nhà sử học thì số lượng rất ít. Có mấy ai được như Lê Văn Lan …

Những dòng chữ của các em kín đặc một trang giấy A0 đến giờ vẫn làm mình ám ảnh.

Nhóm bảo vệ cho quan điểm cần phải học Lịch sử thì rất khiêm tốn đưa ra những luận điểm của mình. Các bên phản biện lẫn nhau.

Rồi cao trào lên đến đỉnh điểm khi mình nhìn thấy một học sinh nói to lên trong lớp: “Không có chiến tranh nhưng ta cần học về sự dũng cảm. Là quá khứ nhưng ta cần học để làm điểm tựa cho tương lai. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, chẳng có gì phải tự ti, đớn hèn trước bất kì một dân tộc nào khác“.

Mắt thằng bé có vẻ rưng rức và ấm ức vì số lượng phản đối môn học quá đông rồi hùng hậu nữa chứ.

Có một em ở dưới nói vọng lên trong khoảng không hỗn loạn: “Lịch sử là quê hương. Quê hương nếu ai không có. Sẽ không lớn nổi thành người. Có ai mà lại không có quê hương? Có dân tộc nào lại quay lưng với Lịch sử” …

Vậy đấy? Chúng ta có hàng ngàn lý do để đổ lỗi cho việc học sinh quay lưng lại với Lịch sử.

Cô giáo Ngọc Linh luôn có đổi mới cách giảng dạy để tạo cảm hứng học Lịch sử cho học sinh.

Ở phương diện là một nhà giáo dục, mình hiểu được rằng học sinh của mình và thế hệ trẻ hiện nay, các em không quay lưng lại với Lịch sử, chỉ là các em ấy đưa  những lý lẽ và thực tế hiển nhiên đang tồn tại trước mặt.

Nhưng rồi mình đã hứa với các em, bằng tất cả niềm tin và nhiệt huyết với nghề mà mình có các em sẽ học tập Lịch sử một cách khác biệt.

Học Lịch sử có ích gì cho cuộc sống của chúng ta không? Nếu nó có ích thì nó có ích thông qua phương thức nào?

Lịch sử là một câu chuyện mà chúng ta được nói chúng ta là ai trong câu chuyện ấy …

Mọi thứ là quá sớm để khẳng định cho một chân lý nào đó nhưng thời gian sẽ chứng minh tất cả.

Lịch sử cũng như bất kì một môn học nào khác đều mang lại những giá trị cho học sinh. Khi nào khám phá ra được cái “hay” của việc học Lịch sử thì tự khắc, học sinh sẽ say mê nó.

THPT_FPT_Lich_Su2

Cô Ngọc Linh và những các bạn học sinh K4.

Trước khi chỉ trích việc học sinh quay lưng lại với Lịch sử thì hãy để các em có những câu trả lời thỏa đáng cho việc “Tại sao lại phải học Lịch sử trong nhà trường?

Hãy thôi những quan điểm áp đặt, những nhận định một chiều về các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Hãy thôi bắt học sinh của chúng ta học thuộc lòng về những con số, những dữ kiện lịch sử dài đằng đẵng đã từng là “ám ảnh kinh hoàng” cho mình trong những năm tháng phổ thông.

Hãy truyền niềm đam mê và cảm hứng tìm hiểu lịch sử cho học sinh – những thế hệ công dân tương lai của Tổ quốc.

Hãy tiếp cận lịch sử ở nhiều khía cạnh khác nhau, rèn luyện cho học sinh có khả năng sáng tạo và tư duy phản biện về một vấn đề lịch sử.

Có làm được những điều như thế thì lịch sử mới được trả về đúng với những giá trị và sự hấp dẫn, cần thiết của nó.

Làm thế nào để học sinh yêu thích lịch sử sẽ là một chặng đường dài đối với tất cả các giáo viên dạy Lịch sử. Nhưng mình tin, một niềm tin mãnh liệt rằng: “Cứ đi là sẽ đến”. Công việc này cần lắm đam mê, sự dung cảm, trách nhiệm, sự dấn thân và những nỗ lực tìm tòi, hoàn thiện không ngừng.”

Ngô Ngọc Linh

 

Ngày đăng: 06/09/2016

Ngày cập nhật: 06/09/2016

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Trường THPT FPT tổ chức thành công hội thảo “Tuổi 15 và trí tuệ cảm xúc trong thời đại số” với sự tham dự của gần 300 quý phụ huynh và học sinh
Trường THPT FPT Hà Nội ký kết hợp tác với Liên minh dự bị đại học và du học Trung Quốc (CCN)
LỘ DIỆN 8 ĐỘI THI XUẤT SẮC NHẤT TẠI CHUNG KẾT FSCHOOLS STEMPETITION 2024 CẤP TRƯỜNG
Thầy trò trường THPT FPT Hà Nội sáng tạo những cây thông tái chế lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường
Ấn tượng với ý tưởng sáng tạo và hữu ích trong vòng sơ loại cấp trường cuộc thi FSchool Stempetition 2024
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội học cách gắn kết và thấu hiểu tại buổi tọa đàm “Kết nối gia đình”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh