“Cứu mẹ hay cứu vợ” và bài học triết học đầu tiên ở
Fschool

Theo chương trình mới của Bộ giáo dục và Đào tạo, môn Giáo dục công dân sẽ có những kiến thức nền tảng đầu tiên về Triết học, nhưng làm thế nào để môn học vốn khó khăn ngay cả với những người lớn này trở nên hấp dẫn hơn với học sinh Fschool trở thành bài toán không dễ dàng. Dạy triết học cho học sinh Fschool trong giờ giáo dục công dân với phương pháp mới tại Fschool đã khiến giờ học này trở thành một môn học thú vị.

Chiều 21/8 những tiết học Giáo dục công dân đầu tiên về Triết học khởi đầu tại lớp 10C, với câu hỏi: Triết học là gì? những ý kiến của học sinh Fschool ngay từ khi nghe đến “Triết học” đã có những cái lắc đầu với định kiến về một môn học “hóc búa”. Nhiều ý kiến được đưa ra: Triết học là những kiến thức “cao siêu huyền bí”, khô khan, “cốc cafe đắng”, “những thứ dài miên man với những cuốn sách dày cộp” và các ông giáo sư đầu to mắt cận hay thậm chí là “vớ vẩn” và “không cần thiết”…

Triết học trong suy nghĩ của nhiều học sinh Fschool là những lý thuyết "cao siêu huyền bí".

Triết học trong suy nghĩ của nhiều học sinh Fschool là những lý thuyết “cao siêu huyền bí”.

Nhiều ý kiến được đưa ra, nhiều tình huống hài hước đã khởi đầu một giờ giáo dục công dân hứa hẹn nhiều bùng nổ với nhiều tranh cãi. Bài học được giáo viên đưa ra dựa trên một tình huống giả định: Mẹ và vợ/ hoặc chồng bạn ngã xuống biển cùng 1 lúc, bạn chỉ có thể cứu được 1 người, bạn sẽ cứu ai?

Bạn sẽ cứu ai trước tiên? Vì sao bạn lại quyết định như vậy? Giá trị nào nằm sau quyết định đó của bạn? Tại sao lựa chọn của bạn lại hợp lý hơn lựa chọn của người khác?

Câu hỏi như một cách để giúp não bộ của học sinh được kích hoạt một cách vui vẻ. Thông qua một loạt câu hỏi và cách trả lời của học sinh, những khái niệm của Triết học được thầy giáo mở ra một cách đầy sống động và gần gũi.

Cùng với câu hỏi tình huống thú vị, cuộc tranh luận giữa nhiều luồng ý kiến được các bạn đưa ra, tạo nên không khí vui nhộn cho môn học vốn nghĩ toàn lý thuyết này.

Cùng với câu hỏi tình huống thú vị, cuộc tranh luận giữa nhiều luồng ý kiến được các bạn đưa ra, tạo nên không khí vui nhộn cho môn học vốn nghĩ toàn lý thuyết này.

Thầy Nguyễn Minh khá ngạc nhiên với những ý kiến độc đáo mà các bạn đưa ra trong giờ Giáo dục công dân đầu tiên.

Thầy Nguyễn Minh khá ngạc nhiên với những ý kiến độc đáo mà các bạn đưa ra trong giờ Giáo dục công dân đầu tiên.

Những khái niệm về tình yêu, về tình mẫu tử, quan điểm về cái chết, hay “phương thức cứu quan trọng hơn việc sẽ cứu ai”… đã được học sinh thảo luận sôi nổi. Từ chính những thảo luận này, thầy giáo gửi gắm tới các bạn một thông điệp của triết học: Trong xã hội có vô vàn những vấn đề có nhiều đáp án khác nhau. Có thể đáp án này đúng cho mình, nhưng không đúng cho người khác, và ngược lại. Làm sao để chúng ta có thể cùng chung sống với những người có quan điểm và các khái niệm sống khác nhau? Triết học không phải điều gì quá xa vời, mà thực sự gắn với cuộc sống hàng ngày, gắn với những khái niệm mà hàng ngày chúng ta vẫn đối mặt. Các nhà triết học là những người quan sát các hiện tượng và khái quát chúng thành các khái niệm thông qua một góc nhìn nào đó.

Thông qua phương pháp trao đổi cùng thảo luận, học sinh được học cách nhìn mọi việc theo nhiều chiều, sử dụng suy nghĩ, lý trí để giải quyết các tình huống. Thầy Nguyễn Minh – Giáo viên môn giáo dục công dân chia sẻ: “Trong thế giới hiện đại với nhiều vấn đề và có nhiều cách giải quyết khác nhau, môn học này sẽ phần nào giúp các em có thêm các kỹ năng sử dụng tư duy, suy nghĩ và lý trí để giải quyết các tình huống thật trên thực tế với cái nhìn khách quan nhất. Là một công dân hiện đại, điều này cần thiết khi lý trí và trí tuệ quyết định phần lớn tới sự thành công của một cá nhân.”

Thông qua trao đổi, các bạn học sinh tiếp cận với Triết học trong môn học giáo dục công dân một cách tự nhiên và khiến giờ học thêm phần hứng thú.

Thông qua trao đổi, các bạn học sinh tiếp cận với Triết học trong môn học giáo dục công dân một cách tự nhiên và khiến giờ học thêm phần hứng thú.

Theo thầy Nguyễn Minh - Giảng viên giáo dục công dân, trong môi trường Fschool, Giáo dục công dân sẽ giúp các bạn có thêm nhiều trải nghiệm khi tìm cách giải quyết các câu hỏi với nhiều lựa chọn khác nhau.

Theo thầy Nguyễn Minh – Giảng viên giáo dục công dân, trong môi trường Fschool, Giáo dục công dân sẽ giúp các bạn có thêm nhiều trải nghiệm khi tìm cách giải quyết các câu hỏi với nhiều lựa chọn khác nhau.

Trao đổi thêm về phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân trong môi trường Fschool, thầy Minh chia sẻ: Nghe đến Triết, nhiều người kể cả những người lớn còn e sợ, nên giảng dạy Triết học cho các em quả thật là một thách thức. Chúng tôi sẽ chỉ mong những tiết giáo dục công dân không nhàm chán, các em không sợ Triết học mà thay vào đó sẽ học được cho mình những cách xử ký đúng đắn hơn trong cuộc sống thường ngày. Như thế đã là một sự thành công lớn của môn học này ở bậc THPT.

Lựa chọn Triết học trở thành nội dung đầu tiên trong môn học Giáo dục công dân, Trường THPT FPT mong muốn có thể giáo dục nên một thế hệ công dân tốt, những người biết lựa chọn dựa trên trí tuệ và tri thức chứ không phải hùa theo đám đông. Với phương pháp dạy mới, môn giáo dục công dân – một môn học được nhiều người cho là môn phụ của khối THPT sẽ thú vị và thu hút hơn nhiều. Hi vọng sau những giờ học vui vẻ nhưng không kém phần ý nghĩa, các học sinh THPT sẽ có thêm những bài học thiết thực cho mình trong cuộc sống.

Thu Quyên

 

Ngày đăng: 23/08/2013

Ngày cập nhật: 12/03/2014

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh