Đừng để con thành người kém duyên trên bàn ăn

Từ thủa bé thơ, chúng ta thường nghe ông bà, cha mẹ dạy “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, hoặc “học ăn, học nói, học gói, học mở”. 

Có thể bạn đang thắc mắc: “Ăn” mà cũng phải học sao? 

Đúng vậy, chỉ cần thông qua tiểu tiết vô cùng nhỏ bé thậm chí là không đáng kể trong sinh hoạt hằng ngày như ăn cơm, chúng ta có thể nhận biết được thói quen, tính cách và sự dạy dỗ của một đứa trẻ, một con người.

Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không, chỉ cần qua một bữa cơm là có thể phán đoán; một người bạn có trở thành tri kỷ hay không, chỉ cần qua vài mâm cơm là có thể hiểu rõ; cặp vợ chồng có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn vào gian bếp là có thể đoán được tới bảy, tám phần.

Bởi vậy, ăn cơm dù chỉ là chuyện nhỏ, nhưng trong đó bao gồm cả sự giáo dưỡng, cũng là việc mà chúng ta cần học.

thpt-fpt-daycon4

Sự vô duyên, vô ý thể hiện trên bàn ăn

Có câu chuyện về hai cậu bé rất ngây thơ và hồn nhiên. Trên bàn ăn cũng vậy, hai em cứ hồn nhiên lựa chọn những món mà mình yêu thích. Cứ mỗi lần người phục vụ mang ra một món mới, hai em lại tìm cách “chiếm lấy” cái bàn ăn: Với những món rau và những món lạnh, các em chẳng ngại ngần xoay bàn qua chỗ khác; khi nhìn thấy đĩa thịt bò nóng sốt, hai em lại xoay bàn để đĩa thịt bò về gần chỗ mình; nhìn thấy món dạ dày xào ngồng tỏi, hai em cùng vươn tay ra như muốn ôm lấy cả bàn, rồi lại dùng đũa đảo lên đảo xuống để nhặt hết phần dạ dày còn bớt lại ngồng tỏi.

Hay có đứa trẻ nhất định không ăn rau, ăn cá. Khi về quê thăm, nhà họ hàng tát ao bắt cá làm cơm nhưng em không chịu ăn cơm, lúc sau phải nấu món riêng cho em.

Đây là cái vô tư của con trẻ, nhưng cũng là thiếu sót của phụ huynh trong cách giáo dục con cái. Nếu vẫn giữ những thói quen đó thì lớn lên không còn là chuyện nhỏ nữa, mà chính là khiếm khuyết về văn hoá và ý thức của một con người.

Đôi khi, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình chỉ đáp ứng đủ “dinh dưỡng” mà quên rằng “giáo dưỡng” cũng là bài học đầu đời cho con. Lễ nghi trên bàn ăn chỉ là một khía cạnh nhỏ, nhưng đó chính là bước đầu tiên để giáo dục con cái thành người.

Chúng ta có đang dạy con trở thành “những đứa trẻ vong ơn trên bàn ăn”?

Trong bữa cơm gia đình, món đầu tiên bạn gắp là cho ai? Và theo bạn, câu trả lời này có quan trọng không, có ảnh hưởng tới tính cách con trẻ không?

Tôi xin kể lại một câu chuyện nhỏ về tầm quan trọng của giáo dục trên bàn ăn. Con gái tôi rất thích ăn phần thịt ở bụng cá bởi nó vừa mềm lại không có xương. Mỗi lần có món cá, tôi đều gắp miếng thịt đó cho con.

Tuy nhiên, trong một lần bà ngoại cháu đau răng, và bữa cơm tôi đã tiện tay gắp miếng thịt cá đó cho bà. Lúc ấy con gái tôi đã tỏ ra khó chịu, khuôn mặt hầm hầm giận dữ vì tôi lấy phần thức ăn lẽ ra thuộc về nó cho người khác. Dù tôi có gắp cho con bao nhiêu đồ ăn ngon cũng không bằng một lần làm nó phật lòng.

Có lẽ rất nhiều gia đình cũng giống như tôi, dành quyền ưu tiên cho con cái: Mâm cơm vừa chuẩn bị xong, đồ ăn ngon nhất sẽ lấy cho con ăn trước, phần thịt cá ngon nhất cũng để dành cho con mà không ai được ăn, ăn xong con không phải làm gì, mẹ lại tiếp tục dọn dẹp… Đó là cách chúng ta biểu hiện tình yêu thương con trẻ, mong con khỏe mạnh và cảm nhận được tình yêu và những gì chúng ta đã dành cho chúng.

Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu như vậy có thực sự đúng đắn? Con bạn có thực sự cảm kích những gì mà bạn dành cho chúng? Thông thường là không, bởi trong suy nghĩ của chúng đó là “điều đương nhiên”. Cách giáo dục đó sẽ làm chúng không biết cảm ơn và từ đó việc hiếu kính cha mẹ trở nên xa vời.

 

Ngày đăng: 12/10/2017

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh