DỰNG PHIM HOẠT HÌNH, LÀM CLIP – ĐÂY LÀ CÁCH TEEN FSCHOOL HỌC ĐỊA CỰC SÁNG TẠO

Môn Địa lý với nhiều thông tin, con số dài phức tạp trở nên ngộ nghĩnh và đáng yêu qua dự án nhỏ của những nhà sản xuất phim nhí tại FSchool.

Môn Địa lý nói riêng và các môn xã hội nói chung từ lâu đã là một món có vẻ “khó nhằn” với phần lớn học sinh, đặc biệt là các bạn có thiên hướng phát triển học ngành tự nhiên và liên quan nhiều đến toán, lý hóa. Với mong muốn tạo ra nhiều trải nghiệm lý thú trong quá trình học cũng như đánh bay sự e ngại cố hữu với môn học này, mới đây cô trò FSchool đã biến hóa hoạt động học Địa lý thành những thước phim đa phong cách và sáng tạo.

Cô trò FSchool đã cùng nhau sáng tạo một "format" rất khác khi học Địa lý

Cô trò FSchool đã cùng nhau sáng tạo một “format” rất khác khi học Địa lý. Ảnh: Cô Phan Thị Thủy

Cụ thể, ở chương trình Địa lý lớp 11, phần kiến thức tìm hiểu về một số vấn đề của châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh có đề cập đến một số vấn đề xã hội nóng bỏng như: nạn hiếp dâm, phân biệt chủng tộc, dịch bệnh ebola… thay vì học nội dung hay làm power point thuyết trình như bình thường, học sinh các lớp được chia thành các nhóm, mỗi lớp 7 nhóm với các chủ đề khác nhau trong bài học. Từ các chủ đề được chọn, mỗi nhóm sẽ làm video về các chủ đề, không giới hạn cách thể hiện, miễn vấn đề trong bài học được nêu lên nổi bật .

Sau hai tuần lên ý tưởng và sản xuất, cuối tháng 9 vừa qua, sản phẩm của các nhóm lần lượt được “lên sàn”. Được tự do thể hiện, các Fschooler tha hồ sáng tạo với nhiều hình thức: Nhóm thì diễn kịch, nhóm thì làm clip hoạt hình, nhóm thì tiến hành phỏng vấn, có nhóm lại lồng các tình huông hài hước…

THPT_FPT_Hocdialy (2)

Kiến thức Địa lý được khai thác ở nhiều góc độ, kết họp với các kỹ năng như lên ý tưởng, quay phim, dựng phim… mà teen FSchool được học trong chương trình Art của PDP. Ảnh: Cô Phan Thị Thủy

Clip về vấn đề Xung đột sắc tộc do các bạn học sinh lớp 11A9 thực hiện đơn giản nhưng sâu sắc.

Đặc biệt, nhiều chủ đề teen FSchool chọn thể hiện không có trong sách giáo khoa mà được các bạn phát triển sâu từ các nội dung được học dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Vấn đề dịch bệnh ở châu Phi được các bạn ở nhóm 3 của lớp 11A2 và 11A7 phát triển thành đề tài dịch bệnh Ebola bùng phát  hay vấn đề nạn hiếp dâm tại Châu Phi phát triển từ nội dung trình độ dân trí thấp và nhiều hủ tục trong sách giáo khoa. Các nội dung này không những mới mà còn cập nhật tình hình thời sự hiện tại, sát thực tế đang diễn ra.

Cách thể hiện vấn đề được nói tới của các bạn cũng khá đa dạng và vui nhộn. Với các nhóm, ebola là một lần “trót dại” vì tham lam tại một góc nào đó của châu Phi, hay chuyện xung đột tôn giáo được thể hiện qua nhiều góc khác nhau như phỏng vấn, phim hoạt hình… Những vấn đề lớn và nóng bỏng trên thế giới trở nên thật đơn giản và gần gũi, dễ hiểu nhưng vẫn giữ nguyên giá trị thật mà không lên gân.

Nhóm học sinh lớp 11A2 có cách truyền tải về dịch bệnh Ebola hết sức hài hước.

Sản phẩm về chủ đề Xung đột tôn giáo ở châu Á do nhóm bạn : Khánh Linh, Diệu Mai, Đại Dương, Phan Vũ  thực hiện.

Khi được hỏi về quá trình thực hiện các clip cũng như cảm nhận về cách học mới, bạn Mai Xuân Huy 11A4 hào hứng chia sẻ: Cách học Địa lý mới mẻ này vừa thú vị vừa bổ ích lại còn làm bọn em dễ tiếp thu hơn. Trong khi làm video bọn em đều rất vui vì mình không phải là những người có “kĩ năng diễn” tốt, phải làm đi làm lại nhiều, mỗi lần NG (Hỏng cảnh) là lại cười ồ lên với nhau vì sai những cái buồn cười”.

Tiếp cận vấn đề khá nhạy cảm là nạn hiếp dâm tại các nước trên thế giới, sản phẩm của nhóm lớp 11A2 và 11A7 khá thực tế nhưng vẫn có những nét hài hước.

Chia sẻ về lý do đưa ra cách tiếp cận vấn đề mới mẻ trong môn Địa lý cũng như quá trình chuẩn bị của học sinh, cô giáo Phan Thị Thủy cho biết: “Để các em có thể phát huy được khả năng sáng tạo, hiểu sâu và đúng được một vấn đề, tôi xây dựng kế hoạch dạy học theo dự án. Mỗi nhóm sẽ nhận được một chủ đề và các em sẽ tiến hành làm video theo các chủ đề đó.  Các em chuẩn bị bài tập rất kĩ càng. Nhiều nhóm làm việc quên cả ăn. Có nhóm làm đến 2,3 video rồi gửi cho cô xem thử, muốn video của mình tốt nhất.

Điều vui nhất khi triển khai hoạt động này là các em và tôi đã phát hiện được nhiều nhân tài mới. Có thể các giờ học trên lớp các em khá trầm tính, ít nói, vậy mà  khi tham gia đóng clip lại thể hiện một con người hoàn toàn khác: tự tin, trách nhiệm  rất sang tạo và đáng yêu.

Vấn đề nạn đói tại châu Phi được truyền tải dưới hình thức bản tin khá sáng tạo

Việc để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức và sáng tạo cách thể hiện là nỗ lực đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội của thầy cô tại FSchool, luôn được nhà trường chú trọng phát triển. Thông qua các dự án nhỏ như thế này, teen FSchool tiếp thu các kiến thức xã hội dễ dàng hơn, ấn tượng hơn, đồng thời rèn luyện nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm… chứ không đơn thuần là kiến thức sách vở khô khan.

Mặc dù lần đầu làm “nhà sản xuất” không tránh khỏi những bỡ ngỡ, clip có thể còn mộc mạc khi các bạn học sinh tự quay hay cắt ghép, dùng hiệu ứng đơn giản nhưng đó là động lực để cả cô và trò sáng tạo trong các giờ học tiếp theo.

 Mai Phương

 

Ngày đăng: 02/10/2016

Ngày cập nhật: 11/10/2016

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh