FPT đặt mục tiêu có giải tại FIRST Global Challenge 2017

Lần đầu tham gia cuộc thi FIRST Global Challenge nhưng với sự chuẩn bị tốt và quyết tâm cao nhất, tuyển Việt Nam (gồm các thành viên CLB FRIT đến từ THPT FPT) đặt mục tiêu có giải và lọt Top 20 đội mạnh nhất cuộc thi này.

2h sáng ngày 16/7, các thành viên đội Việt Nam tham dự FIRST Global Challenge 2017 (FGC) đã đặt chân đến thủ đô Washington D.C (Mỹ), chính thức bắt đầu hành trình chinh phục giải đấu “Olympic Robot” toàn cầu.

FIRST Global Challenge được xem là cuộc thi Olympic Robot được tổ chức hằng năm dành cho học sinh THPT trên thế giới. Cuộc thi nhằm khơi dậy đam mê đối với Khoa học, Công nghệ, Máy móc và Toán học (S.T.E.M – Science, Technology, Engineering, Mathematics) trong hơn 2 tỷ học sinh trên toàn thế giới, tạo tiền đề cho việc xây dựng một thế hệ lãnh đạo S.T.E.M trong tương lai.

Chị Nguyễn Thị Tân - Hiệu trưởng THPT FPT (thứ 2 bên phải ảnh) cũng đồng hành sang Mỹ cùng các thành viên CLB Robotics FSchool trong cuộc thi lần này.

Cô Nguyễn Thị Tân – Hiệu trưởng THPT FPT (thứ hai từ phải sang) cùng “Tiến sĩ robot” Lê Ngọc Tuấn (đầu tiên bên phải) đồng hành sang Mỹ cùng các thành viên CLB Robotics FPT School trong cuộc thi lần này.

Tuyển Việt Nam tham gia cuộc thi này đều là thành viên của CLB Robotics trường THPT FPT – FRIT. Dù mới thành lập vào tháng 1/2017, chưa có kinh nghiệm cọ xát nhiều trong các cuộc thi trong nước cũng như không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng theo anh Lê Ngọc Tuấn, Trưởng phòng IoT – Ban Công nghệ FPT, toàn đội đã có sự chuẩn bị khá tốt về cả dụng cụ, trang thiết bị, công nghệ và quan trọng là “tinh thần cũng như sự tự tin của toàn đội đang ở mức cao”.

“Trong quá trình chuẩn bị, FRIT nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ Tập đoàn FPT cũng như các bậc phụ huynh. Đặc biệt, các thành viên của đội trong 7 tháng qua đã làm việc rất tập trung, chăm chỉ, hoàn thành được mục tiêu ban đầu là có được một sản phẩm robot đẹp và hiệu quả mang tới cuộc thi. Hiện tại, đội đã kịp sửa và cập nhật xong toàn bộ công nghệ cho robot của mình, và “đứa con” này vẫn đang ở trạng thái hoạt động tốt nhất”, anh Tuấn chia sẻ.

Theo anh Tuấn, dù FIRST Global Challenges 2017 quy tụ rất nhiều đội mạnh, có kinh nghiệm, truyền thống thi đấu robot và có nhiều trang thiết bị hiện đại như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức… tuy nhiên, nếu các thành viên duy trì được tinh thần tốt như hiện tại và vượt qua được các yếu tố về mặt tâm lý trong lúc thi thì khả năng đạt giải cao và lọt Top 20 đội mạnh nhất (trên tổng số 160 đội) là hoàn toàn khả thi.

Anh Lê Ngọc Tuấn (ngoài cùng bên phải) hy vọng sẽ có thể đưa mô hình của FIRST Global Challenge về Việt Nam để giúp các bạn trẻ Việt đam mê KHCN có nhiều hơn cơ hội được thực hành.

Anh Lê Ngọc Tuấn (ngoài cùng bên phải) hy vọng sẽ có thể đưa mô hình của FIRST Global Challenge về Việt Nam để giúp các bạn trẻ Việt đam mê KHCN có nhiều hơn cơ hội được thực hành. Trong lễ khai mạc, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cũng đến tham dự, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Trong chuyến đi lần này, ngoài trải nghiệm được tham gia thi đấu tại một cuộc thi tầm cỡ quốc tế, các thành viên CLB Robotics Fschool còn có cơ hội được tới thăm 2 trường đại học hàng đầu tại Mỹ là Học viện Công nghệ Massachuset (MIT) và Đại học Harvard. Toàn bộ chị phí cho chuyến thăm sẽ được Ban Công nghệ FPT tài trợ.

Ngoài mục tiêu giành giải, anh Tuấn cho rằng, đây là một cơ hội tốt cho thế hệ trẻ Việt Nam có thể cọ xát, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu với bạn bè quốc tế. Xa hơn, từ cuộc thi này có thể tạo ra một cộng đồng công nghệ, nơi các bạn nhỏ có thể học và thực hành những kiến thức khoa học công nghệ cơ bản.

“FIRST Global Challenge là mô hình Tập đoàn FPT tìm kiếm trong những năm gần đây. Brazil có nhiều sân bóng và có nhiều siêu sao, Việt Nam muốn đổi mới bằng công nghệ phải có nhiều giải đấu công nghệ mang tính thực hành cao từ cấp mầm non đến đại học. Với việc phát triển của công nghệ hiện tại, việc tổ chức những giải đấu như thế này tại Việt Nam là hoàn toàn nằm trong khả năng”, anh Tuấn nói.

Xuất phát từ thực tế nước sạch đang là vấn đề của toàn cầu, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang khiến giới chức trách cùng các nhà khoa học đau đầu, BTC chọn “Provide Access to Clean Water” (Tạm dịch: Cung cấp phương pháp tiếp cận nước sạch) làm chủ đề cho cuộc thi. Với chủ đề này, các đội thi sẽ phải tạo ra những robot có khả năng phân loại nước sạch (các quả bóng xanh) và nước bẩn (các quả bóng da cam). Đội nào hoàn thành quá trình phân loại trong thời gian nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Xem video thể lệ tại đây.

Đức Anh

 

Ngày đăng: 18/07/2017

Ngày cập nhật: 01/08/2017

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh