Học sinh FPT “vẽ” lịch sử bằng sơ đồ tư duy

Vẽ lại bài học khá dài về lịch sử bằng “sơ đồ tư duy”, các học sinh THPT FPT đã có một giờ học kĩ năng mềm bổ ích và lý thú ngày 15/8. Đây cũng chính là một trong những phương pháp học tập hữu ích mà các thầy cô cung cấp, hướng dẫn các em áp dụng trong quá trình học tập tại trường.

Trong các buổi học xoay quanh phương pháp học tập trước đó, các học sinh đã được giới thiệu về sơ đồ tư duy: “Đây hình thức triển khai của hệ thống từ khóa để khái quát nội dung bài học, qua đó, giúp não bộ tư duy lại các kiến thức, bài học theo sơ đồ, hình ảnh. Từ đó giúp chúng ta tư duy và ghi nhớ dễ dàng hơn, lâu hơn. Sơ đồ tư duy cũng là một công cụ giúp não phải phát triển, tăng khả năng sáng tạo của người dùng” – thầy giáo Hồ Ngọc Sơn – giáo viên phụ trách giảng dạy Kỹ năng mềm tại 3 lớp 10C, 10B, 10G khẳng định.

Sau khi giảng giải cho các em những tác dụng của sơ đồ tư duy, ôn tập các bước tìm từ khóa, thầy cho học sinh làm bài tập nhóm: Vẽ sơ đồ tư duy về một bài học lịch sử mà mình đã chọn. Mỗi nhóm cô cậu học trò có khoảng 30 phút để đọc, nghiên cứu, tìm từ khóa và đưa vào sơ đồ tư duy của nhóm mình. Các nhóm sẽ có một cuộc thi nho nhỏ, xem sơ đồ của nhóm nào tốt nhất, và trình bày thuyết trình xem nhóm nào học và nhớ bài nhanh nhất.

Nhóm học sinh lớp 10C làm việc rất nghiêm túc, tích cực.

Nhóm học sinh lớp 10C làm việc rất nghiêm túc, tích cực.

Với hai chủ đề về “Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại” và “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, các em học sinh đều có những ý tưởng khác nhau để triển khai sơ đồ tư duy cho nhóm mình. Trong phần làm việc nhóm này, nhiều học sinh thể hiện được những khả năng nổi trội như: Tư duy logic, tư duy bằng hình ảnh, sự khéo léo, sáng tạo…

Bài tập nhóm này giúp học sinh thể hiện được những khả năng nổi trội như: Tư duy logic, tư duy bằng hình ảnh, sự khéo léo, sáng tạo…

Bài tập nhóm này giúp học sinh thể hiện được những khả năng nổi trội như: Tư duy logic, tư duy bằng hình ảnh, sự khéo léo, sáng tạo…

Trong từng nhóm, các em đã biết phân công, chia việc: Người phụ trách tìm từ khóa, người phụ trách tìm hình ảnh, người phụ trách vẽ, người phụ trách tô màu, người bao quát, thuyết trình… Hầu hết học sinh đã chủ động và hòa đồng hơn khi tự mình thành lập nhóm làm việc.

Đa số học sinh đều tỏ ra hào hứng với bài tập vẽ sơ đồ tư duy này bởi các em được thể hiện góc nhìn, cảm nhận của mình về bài học theo cách riêng của mình.

Trần Nhật Minh (học sinh lớp 10G) miệt mài điền các từ khóa và sơ đồ của đội mình. Minh chia sẻ em rất thích được làm việc nhóm như thế này vì qua đó em học được nhiều từ bạn bè: Sự sáng tạo, thông minh, nhanh trí…

Trần Nhật Minh (học sinh lớp 10G) miệt mài điền các từ khóa và sơ đồ của đội mình. Minh chia sẻ em rất thích được làm việc nhóm như thế này vì qua đó em học được nhiều từ bạn bè: Sự sáng tạo, thông minh, nhanh trí…

Rất nhanh chóng, cả một bài lịch sử dài đã được các em tóm lược trong những bức tranh ấn tượng. Lần lượt những nhóm xuất sắc được mời lên để chia sẻ về phần bài của nhóm mình, còn các nhóm có kết quả chưa tốt lắm cũng được trình bày để lắng nghe những nhận xét, góp ý của các bạn.

Cả hội trường cùng lắng nghe các em thuyết trình.

Cả hội trường cùng lắng nghe các em thuyết trình.

Sơ đồ tư duy về “Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại” được đánh giá cao nhất của nhóm nữ sinh lớp 10C:  Nguyễn Thu Trang; Lê Yến Nhung, Vũ Thị Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Phương, Cấn Vũ Hạnh Linh, Nguyễn Thị Linh.

Sơ đồ tư duy về “Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại” được đánh giá cao nhất của nhóm nữ sinh lớp 10C: Nguyễn Thu Trang; Lê Yến Nhung, Vũ Thị Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Phương, Cấn Vũ Hạnh Linh, Nguyễn Thị Linh.

Sơ đồ tư duy xuất sắc nhất đã thuộc về nhóm các nữ sinh: Nguyễn Thu Trang; Lê Yến Nhung, Vũ Thị Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Phương, Cấn Vũ Hạnh Linh, Nguyễn Thị Linh (học sinh lớp 10C). Các em đã thể hiện được rất tốt các phần kiến thức căn bản, quan trọng của bài học trong sơ đồ của mình, với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, ý nghĩa. Những “từ khóa” cũng được các em chọn lọc khá kĩ lưỡng, đồng thời đúc rút được nội dung chính trong bài.

Một “tác phẩm” khác cũng được đánh giá cáo về “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”.

Một “tác phẩm” khác cũng được đánh giá cáo về “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”.

Từng không thích thậm chí “ghét” một số môn học như Lịch sử, địa lý… nhưng sau buổi học ngày hôm nay, Nguyễn Việt Anh (học sinh lớp 10G) cho rằng mình đã nhận ra được một cách học tốt để không ghét hay sợ những môn học ấy nữa.

Nguyễn Việt Anh (học sinh lớp 10G) tin rằng em sẽ vận dụng tốt sơ đồ tư duy trong học tập tại trường FPT.

Nguyễn Việt Anh (học sinh lớp 10G) tin rằng em sẽ vận dụng tốt sơ đồ tư duy trong học tập tại trường FPT.

“Sơ đồ tư duy không phải quá mới với em, nhưng em nghĩ phải trong môi trường của THPT FPT này mình mới có thể áp dụng được nó. Em tin rằng học sinh khối 10 với rất nhiều người thông minh, sáng tạo sẽ áp dụng thành công phương pháp học tập này” – Việt Anh nói.

Sơ đồ tư duy, phương pháp tìm từ khoa, cách ghi chép… là những nội dung cụ thể được đưa vào giảng dạy trong chủ đề “Phương pháp học tập” của bộ môn kỹ năng mềm. Trang bị cho các em những phương pháp cơ bản, hữu ích là một trong những cách để nhà trường hướng các em đến tinh thần học tập chủ động, tích cực ngay từ đầu năm học.

Nguyễn Quỳnh

 

Ngày đăng: 16/08/2013

Ngày cập nhật: 21/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2025 - 2026

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh