K5 FSchool vẽ tranh “chê” mạng xã hội

Giáo dục công dân (GDCD) là một môn học vô cùng quen thuộc với các teen từ lúc học cấp một. Có thể ở các nơi khác, người ta coi GDCD là môn phụ, nhưng tại FSchool môn học này luôn được coi trọng, là kiến thức thú vị và bổ ích để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Cô và trò cũng thường khai thác bài học công dân dưới nhiều góc độ thực tế và gần gũi, cách học đa dạng nên môn học không hề nhàm chán. 

Ngay trong bài học đầu tiên của năm học mới “Công dân với sự phát triển kinh tế”; các bạn học sinh lớp 11 đã cùng cô Cẩm Thuý tìm hiểu những kiến thức thế nào là sản xuất của cải vật chất, các yếu tố cơ bản của sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động), phát triển kinh tế là gì và ý nghĩa của nó đối với cá nhân, gia đình, xã hội. Để có cái nhìn sâu sắc, phản biện, các bạn đã chọn chủ đề Mạng xã hội để bàn luận sâu hơn, làm rõ mặt trái khi nền kinh tế phát triển.

Các bạn sẽ chia thành những nhóm nhỏ, lên ý tưởng, thực hiện một poster nói về mạng xã hội. Những điểm tích cực của mạng xã hội thì ai cũng biết: cập nhập tin tức, kết nối được bạn bè, gia đình, cộng đồng hòa nhập quốc tế… Thế nhưng con người, đặc biệt là các bạn trẻ lại thiếu kiểm soát khi sử dụng mạng xã hội, dẫn đến khả năng gây nghiện cao, mất thời gian, công sức và thậm chí còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về đời sống, cảm xúc cá nhân. Những mặt tiêu cực này được phản ánh khá phong phú trong poster của các bạn K5, mỗi nhóm lại mang một góc nhìn riêng biệt và hết sức độc đáo.

Đến với lớp 11A2, các bạn đã đưa ra tác hại của mạng xã hội qua bức tranh “Sự trói buộc của mạng xã hội”. Trong con tác phẩm của các bạn, con người bị đóng đinh trên màn hình điện thoại bằng chính các ứng dụng mạng xã hội như : Facebook, Instagram, Twitter… Họ chỉ biết đến mạng xã hội ảo mà hời hợt với cuộc sống thật, biến con người trở nên vô tâm…

Các thành viên trong nhóm đã cùng nhau vẽ, tô màu, … tạo lên một poster đầy ý nghĩa và màu sắc

Để làm rõ hơn sự vô tâm với đồng loại, một nhóm bạn khác đã khắc hoạ khung cảnh một vụ tai nạn với đám đông xung quanh bận rộn “tác nghiệp”, chụp hình… Không có ai quan tâm giúp đỡ nạn nhân mà tất cả đều mải mê với những khung hình của riêng mình.

Hình ảnh  con người chen chúc nhau chụp ảnh một vụ tai nạn giao thông đã khiến nhiều học sinh phải thức tỉnh về vấn đề nhân phẩm con người.

Một nhóm khác lại nhìn nhận mạng xã hội sẽ như “hố đen” nhần chìm tuổi thơ. Poster được các bạn chia hai nửa, phần màu sáng mô tả tuổi thơ khi chưa có mạng xã hội hồn nhiên với những trò chơi nhảy dây, đá bóng, đá cầu, niềm vui đến từ những cuốn sách… Phần màu tối là thế giới của trẻ em khi có sự xâm lấn của mạng xã hội, lối sống ảo, xa rời lẫn nhau…  Tất cả được thể hiện trong bức tranh “Reality”.

Với sự tương phản rõ nét, các tác giả đã gửi gắm những thông điệp về ý nghĩa tuổi thơ.

Khi chúng ta sử dụng mạng xã hội để sống ảo chúng ta sẽ quen đi chính bản thân mình là ai và mình như thế nào. Bức tranh có cái tên độc đáo “Nhan sắc có hạn, thủ đoạn có thừa” đã làm rõ điều đó.

Đây là một trong những poster mang lại tiếng cười nhiều nhất nhưng làm rõ vấn đề sống ảo hiện nay của giới trẻ. Cái đẹp đã bị chỉnh sửa làm mất đi con người thật, giới trẻ chìm trong những lời khen ảo và không sống thực tế.

Các bạn 11A11 đã làm nên những poster đầy màu sắc đề cập nhiều tác hại của mạng xã hội: suy giảm giá trị đạo đức, lãng phí thời gian, tổn thương tình cảm, tình yêu online…

Liên tưởng Facebook giống như nhà tù, các bạn 11A4 cho rằng nhiều bạn trẻ hiện đang giam mình trong thế giới riêng, chỉ nhìn đời, giao tiếp qua mạng xã hội, cái nhìn cũng phần nào lệch lạc, chỉ quan tâm đến những yếu tố giật gân, gây sốc…

Cũng có cách nhìn gần giống 11A4, các bạn lớp 11A7 đã mô tả cuộc sống của những người nghiện mạng xã hội như bị giam cầm, bức tường mà họ phải vượt qua là những vạch wifi, mạng internet…

Dù cố gắng trèo nhưng những vạch sóng wifi như song sắt nhà tù không cho con người thoát ra.

Mạng xã hội đem lại cho ta nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa mà con người phải trả giá đắt. Lớp 11A11 đã đưa ra những tác hại “rùng mình” về việc sử dụng mạng xã hội. Chỉ vì mải mê nhìn màn hình điện thoại, với thế giới trên mạng mà con người rơi xuống vực thẳm lúc nào cũng không hề biết.

Nhóm Mộng Mer lại có cái bức tranh ấn tượng “đến chết vẫn phải selfie”, giới trẻ ham chụp ảnh, check-in, sống ảo mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi cái chết đang cận kề.

Các bạn học sinh, các bạn trẻ thường hay bị chỉ trích là dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, mải mê sống ảo… tuy nhiên qua bài học này, các FSchooler đã đại diện cho thế hệ mình phản ánh những tác hại của mạng xã hội, qua đó nhận thức sâu sắc mặt trái khi nền kinh tế phát triển, rút kinh nghiệm cho lối sống của chính bản thân mình.

Kiều Oanh

 

Ngày đăng: 12/09/2018

Ngày cập nhật: 12/09/2018

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh