Làm gì khi tò mò với chất kích thích?

Đến tuổi vị thành niên mà em tò mò những việc như hút thuốc, uống bia, yêu đương có phải chuyện bình thường không ạ? Và nếu không thì em cần làm những gì để tránh ra ạ? (Học sinh nữ, lớp 10)

Nghe phiên bản radio tại đây

Cô gái thân mến,

Các bạn tuổi teen tò mò những việc như hút thuốc, uống bia, yêuthương, thậm chí cả những điều khác nữa là tâm lý hoàn toàn bìnhthường. Nhưng điều gì có thể làm, điều gì không lại là câu chuyện mà chúng ta cần cân nhắc. Những người có ý thức cân nhắc về hành vi của mình giống như em thường có những quyết định phù hợp với bản thân.

Như em cũng biết vị thành niên là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của con người. Ở giai đoạn này, chúng ta bắt đầu có những thay đổi lớn về cả tâm lý và sinh lý.  Chính vì vậy đây cũng là lứa tuổi vướng phải nhiều “rắc rối” nhất đấy.

Bất cứ ai cũng tò mò với những điều mà họ thấy lạ lẫm, đó có thể là điều tốt hoặc không. Sự tò mò sẽ thúc đẩy chúng ta tìm hiểu, khám phá về nó. Với những điều tốt, nó sẽ giúp bản thân chúng ta và cả xã hội phát triển hơn. Nếu không có tâm lý hiếu kỳ, không có sự tò mò, hẳn thế giới sẽ không thể như ngày nay với: triệu triệu những nhà khoa học và cả một kho tàng khổng lồ về những phát minh, những sáng tạo, những công trình hay những thành tựu tuyệt vời trong đời sống. Nhưng với những điều tiêu cực, sẽ có hai chiều hướng xảy ra.Tâm lý tò mò khiến mình muốn thử, trải nghiệm về nó. Nếu tâm lý ấy lại được dẫn dắt bởi niềm tin sai lệch, hoặc những thông tin không đầy đủ thì khuynh hướng thực hiện chúng thường dễ xảy ra. Điều này dễ diễn ra khi các bạn trong lứa tuổi của em tự nói với nhau rằng “học không chơi đánh rơi tuổi trẻ”. Chữ “chơi” trong tình huống này đã được các bạn ấy sử dụng để ám chỉ những việc mà đáng lẽ mỗi chúng ta không nên, hoặc chưa nên làm. Thậm chí,  một số bạn còn tin rằng việc trải nghiệm những điều “cấm” là một phần của tuổi trẻ.

Viết đến đây, cô nhớ đến câu chuyện của một chàng trai. Anh ấy chia sẻ rằng cả một tuổi thơ sống trong lo hãi trước hình ảnh người cha trở nên mất kiểm soát khi lên cơn nghiện, trước những gương mặt dữ tợn của các chủ nợ đến nhà đòi tiền, bắt đồ vì những khoản vay mỗi lúc một đầy lên của bố. Hơn ai hết, anh ấy hiểu rõ tác hại của cần sa, của ma tuý nên đã lo lắng khi thấy một số bạn bè của mình tin rằng: “dùng cần sa một vài lần không sao, không nghiện được”.Anh ấy muốn kể những gì thực tế từ câu chuyện của gia đình để thay đổi niềm tin ấy của các bạn, nhưng cũng e rằng, những người bạn của mình thay vì hiểu được mình cần thay đổi điều gì thì sẽ mang bí mật của gia đình anh ấy công bố với cả thế giới. Anh ấy nói trong cay đắng: Bố em trở thành người như ngày hôm nay và em phải sống với một tuổi thơ dữ dội như vậy có lẽ cũng bởi khi còn trẻ đã nghe ai đó “nhắc nhở” phải “chơi” để “không đánh rơi tuổi trẻ”, ai đó đã “khích lệ” rằng các thứ như cần sa, ma tuý dùng một vài lần không sao, không nghiện được…

Một số người có thể tặc lưỡi: “Mà đó là cần sa, là ma tuý”, còn em đang nói đến thuốc lá, đến bia, đến tình yêu nam nữ. Đúng, nhưng con đường đi từ chất kích thích này đến chất kích thích khác thường không cách xa nhau là mấy. Ở một góc độ nào đó, mỗi chúng ta đều thấy việc dùng một chút bia, chút rượu là điều bình thường và có thể chấp nhận được với những người trẻ trong một cuộc vui.

Đối với nhiều bạn, tâm lý tò mò lại thúc đẩy các bạn ấy tìm hiểu thật kỹ thông tin từ những nguồn chính thống về những điều khiến bản thân đang băn khoăn và/hoặc muốn thử nghiệm. Các bạn ấy xác định việc tìm hiểu kỹ để mỗi quyết định được đưa ra khiến chính mỗi người không phải ân hận và hối tiếc. Điều này cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì ở một góc độ khác, có những bạn do thiếu hiểu biết, chưa biết cách đề phòng, chưa lường hết được các hậu quả nên bị người khác lôi kéo, dụ dỗ, mắc “bẫy” lúc nào không hay. Chính vì vậy tâm lý tò mò trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến rượu, bia, thuốc lá… để nhận diện và biết cách phòng ngừa là điều cần thiết, em có nghĩ vậy không?Riêng với chuyện tình yêu ở lứa tuổi học trò, cô xin phép không bàn ở trong thư này, em có thể đọc những bức thư cô đã trao đổi về chủ đề này trước đây để biết cách ứng xử với cảm xúc và tình cảm của mình (nếu có) nhé!

Frank Moore Collby đã nói: “Bất cứ ai đều nên tò mò từng giờ, từng phút trong cuộc hành trình lớn lao của mình cho tới ngày không còn hắt bóng dưới ánh mặt trời. Bởi người qua đời mà không tồn tại câu hỏi nào trong tim thì sự tồn tại của anh ta có nghĩa lý gì cơ chứ?”.Chính vì vậy hãy cứ thoải mái, vui vẻ với sự “tò mò” của mình, sự tò mò là động lực thúc đẩy chúng ta tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, phát triển bản thân và xã hội, nhưng thử nghiệm thì còn phải cân nhắc thật nhiều. Và nhớ là, luôn cân nhắc trong sự hiểu biết, trong một nền tảng thông tin đầy đủ, chính xác và từ những người/những nguồn tin cậy, chính thống cô gái nhé!

Chúc em luôn vui vẻ và tích lũy được thật nhiều kiến thức mới, bổ ích cho mình!

 

Ngày đăng: 22/01/2019

Ngày cập nhật: 22/01/2019

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh