“Nghèo để nuôi con trai, giàu để nuôi con gái” – quan niệm đúng hay sai?

Người ta thường nói “nghèo nuôi con trai, giàu nuôi con gái” không ít người hiểu rằng “giàu” “nghèo” là kiểm soát tiền bạc và cách chi tiêu của con cái tránh xa cám dỗ. Cách hiểu này chỉ phản ánh một chiều trong việc nuôi dạy con cái, nghèo đói hay giàu có không chỉ là giới hạn về vật chất. Điều quan trọng hơn là biết tiết chế, rèn luyện ý chí, tính cách và tâm lý của trẻ qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Với con trai và con gái, cha mẹ nên biết cách lắng nghe và có phương pháp nuôi dạy phù hợp bởi tâm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác nhau.

 “Nghèo để nuôi con trai” nghĩa là gì?
Có thể có nhiều người hiểu rằng “nghèo” nuôi con trai, chính là cho con trai ít tiền để nghèo, không nên cho con hưởng thụ sung sướng. Kỳ thực, ý nghĩa quan trọng của “nghèo” nuôi con trai chính là thông qua cảm nhận sự nghèo khó và gian khổ của bản thân mà từ đó rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, tính cách, tạo nên những giá trị cho bản thân con trẻ.

Khi giáo dục con trai nên nghiêm khắc hơn, đặc biệt đối với vật chất. Hãy để con chịu khổ chút ít, để con trải nghiệm thất bại, rèn luyện tính tự lập và chịu trách nhiệm…

Những điều cần tránh khi nuôi dạy con trai.

1. Không nuôi con trai trong nhung lụa
Sự thỏa mãn vô hạn về nhu cầu vật chất sẽ khiến cậu bé thiếu ý chí mạnh mẽ và trách nhiệm của một người đàn ông. Ý nghĩa của “nghèo” nuôi con trai là để rèn luyện bé phát triển các đức tính cần cù và tiết kiệm thông qua sự nghèo khó, gian khổ.

2. “Ngại” nếm trải sự thất vọng
Một số ý kiến cho rằng những bông hoa trong nhà kính dù tươi đẹp đến mấy cũng khó chống trọi trước cơn bão. Việc nuôi dạy con trai cũng giống như cách ví von này, bé cần rèn luyện ý chí bằng cách đấu tranh tâm lý để vượt qua sự thất vọng mà vươn lên trong cuộc sống.

3. Không nên để con trai phụ thuộc vào mẹ
Bố mẹ nên tách con trai khỏi mình sớm hơn con gái, tránh để con phụ thuộc. Đặc biệt không nên để con trai quá quyến luyến mẹ. Trẻ trai tách dần khỏi bố mẹ sẽ sớm học cách quyết đoán khi làm việc, như vậy khi lớn lên sẽ trở nên độc lập và dễ dàng thích nghi với xã hội này.

4. Không dám nhận lỗi và chịu trách nhiệm
Con trai trong quá trình trưởng thành sẽ trải qua giai đoạn nổi loạn, dễ mắc phải những sai lầm. Cha mẹ nên kiểm soát và xử lý khéo léo tránh nặng lời, chỉ ra những điểm vô lý, sai trái và dạy trẻ biết cách nhận lỗi và chịu tránh nhiệm với những gì mình đã làm.
Trách nhiệm là huy hiệu gắn trên vai mỗi người đàn ông. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục con trai có trách nhiệm không chỉ với bản thân, gia đình mà còn của xã hội.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục con trai có trách nhiệm không chỉ với bản thân, gia đình mà còn của xã hội.

Như thế nào là “nuôi con gái trong sự giàu có”?
Giàu nuôi con gái, thực ra là ý muốn nói đối với các bé gái ngay từ lúc còn nhỏ cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng khí chất, bồi dưỡng tri thức để tăng thêm sự hiểu biết về cuộc sống này. Nhờ có hiểu biết rộng rãi, có tính độc lập, có chủ kiến, có trí tuệ, biết được rõ ràng mục tiêu mình cần theo đuổi, sau này khi lớn lên sẽ giúp cô gái không dễ bị choáng ngợp và hấp dẫn bởi những thứ hào nhoáng hư vinh trong cuộc sống.

Giàu nuôi con gái, thực ra là ý muốn nói đối với các bé gái ngay từ lúc còn nhỏ cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng khí chất, bồi dưỡng tri thức để tăng thêm sự hiểu biết về cuộc sống này.

Những điều cần nhớ khi nuôi dưỡng con gái.

1. Tránh nuôi con gái thiếu thốn, tội nghiệp
Thông thường, con trai và con gái không giống nhau về giáo dục. Đối với con gái, nên dùng sự “giàu có” để dạy. “Giàu” ở đây nghĩa là ngay từ lúc còn nhỏ cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng khí chất, bồi dưỡng tri thức cho con, sau này lớn lên sẽ giúp con có tính cách độc lập, không dễ bị choáng ngợp và hấp dẫn bởi những thứ hào nhoáng hư vinh, cũng không vì những thứ đó mà con làm mất đi bản thân mình.
Giàu nuôi con gái còn thể hiện ở việc luôn khuyến khích, cổ vũ, dùng những lời lẽ yêu thương.

2. Không độc lập
Con gái nên học cách tự lập, để không dựa dẫm vào người khác. Bằng cách này, sau khi kết hôn, con gái sẽ không dựa dẫm vào chồng. Phụ nữ một khi dựa vào thứ gì đó thì đã rơi vào thế yếu. Khi bị bỏ rơi, cô ấy cảm thấy rất khó sống sót. Con gái cần phải trở thành người phụ nữ kiên cường, tự lập, có thể lo được cho bản thân trong mọi hoàn cảnh.

3. Tính khí ngang bướng
Không ít cô gái ở nhà được chiều chuộng gắn mác tiểu thư, công chúa. Việc được đáp ứng nhu cầu mọi lúc hình thành thói quen xấu ở trẻ. Nếu không đạt được thứ mình mong muốn sẽ nổi giận, nóng nảy khiến lời nói và hành động có phần quá khích. Chính vì vậy, cha mẹ phải rèn cho con gái tính kiên định nhẫn nại, biết thông cảm chia sẻ, dịu dàng trong từng lời ăn tiếng nói.

4. Vòi vĩnh và nũng nịu
Cũng chính vì được chiều chuộng nên nhiều cô gái sẽ nảy sinh sở thích làm nũng. Với “phái yếu” điều này cũng dễ hiểu và khá đáng yêu. Tuy nhiên, con gái nên biết khi nào làm nũng và khi nào nên dừng lại để tránh việc khiến người khác khó chịu.

Theo: Tâm sự Eva, Vnexpress

 

Ngày đăng: 04/03/2019

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh