Nỗi ám ảnh soạn bài chép văn mẫu chính thức chấm dứt từ đây

Cùng rất nhiều dự án “công nghệ hoá” môn Ngữ Văn, nổi bật là thiết kế game 3D tác phẩm Người lái đò sông Đà năm 2019; thầy Đoàn Mạnh Linh tiếp tục thừa thắng xông lên sáng tạo dự án “Bài soạn văn điện tử” đập tan nỗi ám ảnh soạn văn của bao thế hệ học sinh.

Tác phẩm được thầy trò FSchool lựa chọn để thiết kế bài soạn điện tử là đoạn trích Tỏ lòng (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão. Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả. Bởi có nhiều tầng lớp ý nghĩa trong bản dịch nghĩa và dịch thơ nên học sinh có rất nhiều đất diễn khi sử dụng công nghệ vào bài học.

Tiết học văn được thầy Linh thao giảng và thử nghiệm trên tập thể lớp 10A15. Cấu trúc một tiết học bình giảng bao gồm: Tìm hiểu tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác; Giải nghĩa một số từ ngữ cổ và khó trong phần phiên âm; Phân tích nội dung bài thơ và tổng kết tác phẩm.

THPT_FPT_hôcnline

Để học sinh tập làm quen và sử dụng công cụ công nghệ thành thục, thầy Linh Mega chia lớp thành 4 nhóm lớn, với mỗi công cụ được giao để hoàn thành phần nội dung mình phụ trách các bạn phân chia nhau công việc và sử dụng máy tính cá nhân để bắt đầu thiết kế bài giảng.

Sử dụng Canva để thiết kế tìm hiểu tác giả tác phẩm: Học sinh FSchool chắc hẳn không lạ gì với công cụ thiết kế miễn phí Canva nữa. Sau khi tự đọc và tìm hiểu tác phẩm qua SGK điện tử, học sinh 10A15 tự làm poster trên canva để tóm tắt kiến thức và trình chiếu trên lớp cho các bạn cùng xem.

THPT_FPT_Hoc-online8

Kết hợp cùng liên môn Lịch sử để hiểu hoàn cảnh ra đời và sáng tác của tác giả. Văn học thời trung đại luôn gắn liền với những trận chiến, dấu ấn lịch sử hào hùng. Học văn để hiểu Sử, qua Sử thấy được tính văn là đích đến mỗi khi thầy Linh cho các cô cậu tuổi 15 tìm hiểu văn học.

THPT_FPT_Hoc-online89

Giải nghĩa những từ khó trong bài thơ cùng công cụ Thinklink: Để thấy dù sử dụng ngôn ngữ hán nhưng khi được giải nghĩa ra, từng câu từ của bài thơ đều trở nên dễ hiểu và thật gần gũi. Nhiệm vụ của FSchool khi sử dụng công cụ này là thiết lập tự giải nghĩa những từ ngữ khó, sau đó diễn giải theo ý hiểu của mình. Bởi vậy công nghệ chỉ là công cụ để học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng.

THPT_FPT_Hoc-online4

Thiết kế powerpoint để phân tích, hiểu sâu bài thơ. Đây là bước nơi sự sáng tạo của học sinh được thăng hoa nhất. Không cần viết quá nhiều trên bảng, học sinh có thể sắp xếp câu chữ, hình ảnh trên máy tính để có cái nhìn trực quan nhất về tác phẩm. Đương nhiên là nội dung bài học vẫn vô cùng bám sát với hướng dẫn của thầy giáo.

THPT_FPT_Hoc-online3

Đảo lại kiến thức” bài học với game Kahoot vui nhộn và tổng kết bài học với Powtoon: Công cụ video giúp tóm tắt video dưới dạng hoạt hình. 45 phút một tiết học với nhiều kiến thức muốn truyền tải cho học sinh thường khiến nhiều thầy cô bị “cháy giáo án”, chưa kể phần ứng dụng và tổng kết bài học thường không được giảng trọn vẹn. Bởi vậy việc cho học sinh tìm hiểu bài học một cách thú vị trước và dùng công cụ để tóm tắt bài học là điều vô cùng cần thiết cho học sinh phổ thông.

THPT_FPT_Hoc-online1

Với hình thức soạn văn sử dụng tối đa các công cụ công nghệ này, vai trò trên lớp của thầy cô được giảm đi đáng kể. Thay vào đó, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu bài học trước, sau đó được thầy cô tổng kết lại bài học và bình giảng sâu thêm để nắm chắc kiến thức. Thầy Linh chia sẻ về những ứng dụng thú vị từ những công cụ này.

Nguyễn Hà Mai, học sinh 10A15 chia sẻ: “Từ trước đến nay, mỗi lần nghĩ đến soạn văn em chỉ nghĩ đến chép văn mẫu hoặc có khi lười hơn là viết cẩu thả linh tinh gì đó cho nhiều chữ trong quyển vở. Lần đầu được tự mình soạn bài theo cách công nghệ thế này khiến em chủ động trong việc học của mình thôi. Có đôi khi em góc nhìn của em khi chuẩn bị một kiểu, lên lớp thầy giảng lại hiểu theo một cách khác. Kiến thức thì vẫn vậy nhưng cách tiếp cận vô cùng sáng tạo“.

THPT_FPT_Hoc-online7

Thầy cô đã bao giờ nghĩ một đứa con trai nghịch ngợm như em thích học văn chưa? Thế mà nhờ được dùng công nghệ mà phần chuẩn bị bài học mỗi buổi đến lớp khiến em bớt chán hơn rất nhiều. Không gì thích bằng việc được tự chủ tiếp nhận kiến thức mà không bị thầy cô “ép” hiểu theo một ý có sẵn” – Văn Tất Gia Bảo, anh chàng thuyết trình về bài học trước lớp hào hứng

Bạn có muốn được học soạn văn khác lạ theo cách này?

 

Ngày đăng: 04/01/2021

Ngày cập nhật: 06/01/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh