Đang sống đầy đủ cùng gia đình, chuyển sang nội trú – con tôi tự lập kiểu gì?

Đi học nội trú FPT tại Hoà Lạc, không những phải xa gia đình mà còn phải sống tập thể với nhiều bạn khác. Con đang được bao bọc trong vòng tay bố mẹ, thay đổi môi trường đột ngột thế này con thích nghi làm sao?

1. Sống nội trú làm sao đảm bảo chuyện ăn uống cho các con?

Đây là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh trường F quan tâm nhất.

Khi ở nhà con luôn có “đầu bếp” riêng mang tên mẹ phục vụ tận bàn, được thay đổi menu thường xuyên mà vẫn kén chọn, hôm nay con không ăn thịt này, ngày mai con chẳng ăn rau kia đâu. Thực đơn của mẹ phụ thuộc vào sở thích ăn uống của con.

Tại FSchool, con chỉ có lựa chọn ăn cơm tại canteen của nhà trường. Dù các món ăn phong phú, thực đơn đổi mới mỗi ngày nhưng sẽ không tránh khỏi câu chuyện không hợp khẩu vị và nhàm chán. Nhu cầu ăn uống của con phải thay đổi và phụ thuộc vào tập thể. Đọc tới đây nhiều bố mẹ sẽ có thể xót con, nhưng điều đó sẽ khiến cho con biết trân trọng hơn những giá trị tốt đẹp mà gia đình luôn luôn mang lại.

Căng tin FSchool trong giờ nghỉ trưa.

Ngoài các phần cơm tự chọn, các bạn học sinh có thể lựa chọn các món bún, phở khác.

Một suất cơm tự chọn có giá từ 25.000 – 30.000 bao gồm 2 món rau và 3 món mặn.

Các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn chờ mua cơm.

Hơn hết lịch trình học tập, tham gia các CLB, hoạt động ngoại khoá của học sinh sẽ dày kín tới 9h tối. Nếu không ăn uống đầy đủ sẽ chẳng có năng lượng để mà hoạt động. Chính bởi lẽ đó, các con chẳng có cơ hội kén ăn nữa, quan trọng nhất vẫn là tự đảm bảo sức khoẻ để còn học tập.

Sau lớp học võ Vovinam, các bạn học sinh nạp năng lượng với phần ăn từ canteen.

2. Sống chung trong KTX liệu có “ổn” không?

Nhắc đến việc con mình phải ở chung phòng với rất nhiều các bạn khác, bố mẹ nào cũng tỏ vẻ ái ngại thấy rõ.

Ở chung với nhiều người như vậy thì làm sao có không gian riêng tư?”

“Nhỡ xảy ra xung đột gì thì sao?”

“Ở nhà 1 mình 1 phòng còn bừa như “bãi chiến trường”, ở chung thế này thì…?”

Một loạt câu hỏi được đặt ra khi nhắc tới việc các con phải sống trong kí túc cùng rất nhiều người “xa lạ”.

Khác hoàn toàn với suy nghĩ của bố mẹ, các thành viên FSchooler “sinh ra” là để tự lập, rất hiếm các trường hợp các bạn ở chung và xảy ra xung đột, vì chỉ mới nhen nhói 1 chút bất đồng là đã bị các thầy cô quản nhiệm “dập tắt” ngay rồi. FSchool ại còn có những môn Quản lý cảm xúc, Nhận thức bản thân… con sẽ biết kiềm chế những cơn nóng giận và xử lý tình huống.

Toàn cảnh phòng KTX của các bạn nữ: Sạch sẽ và gọn gàng. Tại FSchool, các học sinh nữ ở khu riêng biệt với các bạn nam.

Từ bỏ sự riêng tư trong căn phòng mấy chục mét vuông ở nhà và kéo vali vào ở kí túc xá để “trải nghiệm” căn nhà chung, để làm “chủ sở hữu” của “khối tài sản” mang tên chiếc giường đơn và 2 ngăn tủ đựng đồ dùng cá nhân. Những xích mích nhỏ trong sinh hoạt là không thể tránh khỏi bởi ai cũng đều là những cá thể độc lập, bởi vậy để chung sống hoà thuận các bạn phải hạ cái tôi xuống và nhường nhịn nhau nhiều hơn. Rất nhiều những tình bạn đẹp được vun đắp và nảy nở trong quá trình sống chung. Các bạn học được cách sẻ chia từ những thứ to lớn như tinh thần, tình cảm, đến những thứ nhỏ nhặt đơn giản hơn như chai dầu gội, chai sữa tắm…

Ngày đầu tiên nhập học của một FSchooler cùng mẹ. “Tài sản” của con trong phòng bao gồm 1 giường ngủ và 2 tủ đựng đồ cá nhân.

Các bạn học sinh tự chủ động trong các sinh hoạt hàng ngày.

3. Tại sao không được dùng smartphone mà lại được dùng ipad, laptop? 

Tại FSchool học sinh không được sử dụng smartphone, thay vào đó các bạn chỉ dùng các loại điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi. Việc này sẽ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của công nghệ vào đời sống hàng ngày, thúc đẩy môi trường giao tiếp cộng đồng của các con. Ở nhà, bố mẹ không quản nổi việc sử dụng điện thoại thông minh, nhưng nếu vi phạm nội quy của nhà trường chắc chắn các bạn sẽ bị xử lý theo quy định.

Hình ảnh học sinh FSchool dùng những chiếc”cục gạch” khá quen thuộc.

Tuy nhiên, nhà trường lại khuyến khích học sinh dùng ipad và laptop, để các con có thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu học tập trên lớp như: Tìm kiếm thông tin, xây dựng slide bài thuyết trình, chỉnh sửa và dựng video minh hoạ bài học. Sau giờ giới nghiêm, toàn bộ các bạn học sinh sẽ về ký túc xá phải đi ngủ, khu vực ký túc xá không có wifi nên càng hạn chế việc sử dụng các thiết bị thông minh.

4. Không đi học thêm làm sao đảm bảo kiến thức được?

Ngoài giờ học chính khoá trên lớp, các bạn học sinh tự học bổ trợ.

Trong triết lý cốt lõi của mình, Tổ chức giáo dục FPT nói chung và THPT FPT nói riêng cho rằng, mỗi cá nhân là một “cỗ máy” học tập riêng, với khả năng tiếp thu và thế mạnh khác nhau. Bản thân phương thức giảng dạy các môn học ở FSchool đều đi theo hướng xây dựng cho học sinh kỹ năng tự học, tự đúc rút kiến thức… Các FSchoooler học bằng dự án, thuyết trình, làm phim, clip để khám phá thế giới tri thức và phát triển kỹ năng mềm.

Khi theo học tại FSchool các bạn học sinh sẽ được sắp xếp thời gian biểu để đảm bảo lượng kiến thức giáo viên truyền đạt trên lớp mà vẫn có các khung giờ tự học buổi tối, từ đó tạo thành thói quen tự giác trong việc học.

Bên cạnh đó, việc học thêm là không cần thiết, tuy nhiên không nên quá phụ thuộc. Nhà trường tổ chức những buổi học phụ đạo cho học sinh bị hổng kiến thức, hay các lớp học IELTS cho các bạn học sinh có nhu cầu cần thi lấy chứng chỉ.

5. 15 tuổi mà phải tự lo đời sống cá nhân, tự quản lý tài chính?

Nghe thật đáng sợ, hẳn các bậc phụ huynh rất lo lắng khi con tự cầm tiền xoay xở đời sống hàng ngày ở lứa tuổi này? Nhưng con càng tự lập sớm, càng được rèn luyện các kỹ năng mềm sớm thì hành trình phát triển bản thân sau này sẽ càng rộng mở và nhiều cơ hội.

Ở độ tuổi vô tư nhất, nhưng đôi khi cũng là “vô tâm”, các con dường như được bố mẹ làm cho từ A đến Z, đôi khi còn chẳng biết đồng tiền mà mình đang tiêu thật sự có giá trị như thế nào. Nhưng khi rời xa vòng tay của bố mẹ, đến với môi trường “sinh ra” là để tự lập, các em dường như trở thành một con người hoàn toàn khác.

Tự mình thức dậy và chuẩn bị mọi thứ để đi học; tự mình dọn dẹp phòng ở, tự giặt quần áo và khu nhà vệ sinh; tự mình “đắn đo” “mặc cả” để no bụng với số tiền cố định bố mẹ cho mỗi tuần.

Cho con không gian để tự khám phá bản thân, tự quyết định các vấn đề các nhân trong phạm vi kiểm soát của gia đình và nhà trường là cách tốt nhất để con trưởng thành, là sự can thiệp tích cực nhất cha mẹ có thể dành cho con.

Khu vực phòng vệ sinh được các bạn vệ sinh thay phiên nhau tự dọn dẹp dưới sự hướng dẫn của thầy quản nhiệm phụ trách phòng.

Kết

Không còn được sung sướng tận hưởng như khi sống chung với bố mẹ, cũng không còn được chi tiêu thoải mái “cứ hết lại xin”, cũng chẳng cần chạy theo “thành tích” cặm cụi học chính khoá, học thêm. Học sinh nội trú FPT Hà Nội tự tin phát triển toàn diện với lượng kiến thức đầy đủ, trau dồi kỹ năng sống, và rèn luyện kỹ năng mềm với thái độ và nền tảng văn hóa vững chắn. Bố mẹ cứ an tâm, khi được tự lập, con sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Bố mẹ cứ an tâm, khi được tự lập, con sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

 

Ngày đăng: 12/04/2019

Ngày cập nhật: 15/04/2019

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh