Học Vovinam thay cho môn Thể dục, các FSchooler có nhớ những điều này?

Dù đã trải qua những buổi tìm hiểu môn học bằng cả 2 hình thức lý thuyết và thực hành, tuy nhiên kiến thức về môn võ thuật Vovinam là vô hạn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các FSchooler hiểu biết được sâu hơn khía cạnh về hệ thống đai, ý nghĩa màu đai trong Vovinam.

Không giống như những trường khác, tại trường THPT FPT môn thể dục được thay thế bằng môn võ thuật Vovinam. Với môn học này, nhà trường không chỉ hướng đến việc rèn luyện, nâng cao thể lực, sự nhạy bén trong suy nghĩ cũng như phản xạ của các em. Hơn thế nữa, nhà trường luôn muốn các em nêu cao tinh thần thượng võ, sự tự hào về dân tộc, lan tỏa bản sắc Việt.

Hành trình phát triển môn võ Vovinam tại Tổ chức giáo dục FPT

Vovinam – Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.

Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của  môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng.

Từ năm 1938 đến năm 1964, Vovinam không có võ phục chính thức của mình. Sau cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên, tổ chức vào năm 1964, màu võ phục chính thức là màu lam. Tuy nhiên phân nhánh ly khai Việt Võ Đạo Federation dùng võ phục màu đen trong những năm 1973-1990. Từ năm 1990 cho đến nay, võ phục Vovinam trên toàn thế giới dùng thống nhất màu lam. Võ phục Vovinam phía bên ngực trái có thêu logo môn phái, bên phải gắn bảng tên được phân theo cấp độ: khung xanh chữ vàng dành cho lam đai, khung vàng chữ đỏ dành cho hoàng đai và khung đỏ chữ trắng cho hồng đai. Một số nơi còn thêu hình, chữ phía sau áo.

Từ năm 1990 đến nay, Vovinam sử dùng hệ thống đồng phục màu lam, bên ngực trái là logo môn phái, ngực phải là bảng tên được phân theo cấp độ. Hệ thống đai, đẳng trong Vovinam bao gồm:

Xanh lam:  Màu xanh dương, tượng trưng cho màu hy vọng và biển cả, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo. Thời gian luyện tập mỗi cấp là 6 tháng với danh xưng : Môn sinh.

Vàng: Tượng trưng cho màu Vương đạo của Á Đông, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo. Đai vàng gồm có các cấp:

Chuẩn hoàng đai: Đai vàng viền xanh, một cấp. Đây là đai dành cho các môn sinh trung đẳng dưới 12 tuổi.

Hoàng đai: Đai vàng, có gạch đỏ, bốn cấp. Thời gian luyện tập mỗi cấp lần lượt là 2 năm cho Hoàng đai và Hoàng đai nhất, 3 năm cho Hoàng đai nhị và 4 năm cho Hoàng Đai tam. Danh xưng: Hướng dẫn viên cho Hoàng đai, huấn luyện viên cho Hoàng đai nhất, huấn luyện viên cao cấp cho Hoàng đai nhị và võ sư trợ huấn cho Hoàng đai tam

Đỏ: Tượng Trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể người môn sinh. Đai đỏ gồm 2 cấp:

Chuẩn hồng đai: Ðai đỏ viền vàng, một cấp. Thời gian luyện tập là 5 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: Võ sư Chuẩn Cao đẳng.

Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp. Thời gian luyện tập mỗi cấp là ít nhất 6 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: Võ sư Cao đẳng.

Trắng: Tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu vào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái. Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ  và có 1 cấp. Thời gian luyện tập là không xác định nên đây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng Môn môn phái. Hiện nay do môn phái không còn chức vị Chưởng Môn nên Đai trắng chỉ còn nằm trong lịch sử môn phái.

Võ phục Vovinam bao gồm quần, áo, đai và phù hiệu. Bộ quần áo màu xanh dương, áo được may 2 vạt và buộc dây, được thắt bởi đai màu xanh, vàng, đỏ, đặc trưng từng cấp độ luyện tập của môn võ. Kèm với bộ đồ là phù hiệu được may trên áo, phù hiệu mang nét đặc trưng của môn võ và có chữ Việt Võ Đạo.

Quần áo võ Vovinam với màu xanh dương của biển cả và trời xanh, thể hiện cho sự sâu thẫm, mênh mông rộng lớn, còn có sự bao dung. Tuy mênh mông dịu dàng nhưng cũng đầy uy lực và dũng mãnh vô cùng. Còn thể hiện cho tinh thần luôn học hỏi, với kiến thức rộng mở, tiếp thu học hỏi vô giới hạn. Màu xanh của biển cả còn cho thấy môn võ có nhu và cương hài hòa.

Ngoài ra, màu của võ phục mang đậm nét hi vọng, với mong muốn sự phát triển cao rộng của môn phái và sẽ không ngừng phát triển, môn võ luôn tiếp thu những tinh hóa thế giới để có thể học hỏi để góp phần phát triển cho môn phái.

Với chiếc áo 2 vạt, phần trái được phủ trên vạt phải, phù hiệu được may bên trái tim và bảng tên là bên ngực phải. Cũng bởi môn võ đề cao tinh thần môn phái, phù hiệu đặt bên trái tim để võ sinh luôn ghi nhớ về môn phái và đề cao môn phái, đặt giá trị, tinh thần niềm tin vào môn phái là hàng đầu, ưu tiên môn phái hơn chính bản thân mình.

Gắn liền với bộ võ phục là phù hiệu, bản tên và dây đai cũng đều mang ý nghĩa theo nguyên lý Cương Nhu phối triển và định lý Thường Dịch.

Nguyên lý Cương trong võ thuật rất có giá trị, nó là biểu tượng của sự hùng mạnh, hào hùng, lòng cương quyết với ý chí sắc đá của nhà võ. Nguyên lý Nhu rất tế nhị, nó là biểu tượng của sự mềm dịu và trong nhiều trường hợp đã hóa giải được sức mạnh như vũ bão. Không chỉ thế, nó còn biểu hiện đức tính nhu hòa của người võ sĩ. Nếu có “Cương” mà không có “Nhu” có thể thiếu linh hoạt biến hóa, đôi khi đi tới cứng nhắc và do đó sẽ giảm mất sự tiến bộ. Tuy nhiên, “Nhu” chỉ có thể hóa giải chứ không khắc chế, hay nói cách khác, nó mang tính thụ động nhiều hơn tích cực. Hơn nữa, nếu không có Cương tính, môn võ sẽ mất đi cái hùng khí của đức Dũng trong võ thuật và không phát huy được đầy đủ tinh hoa của nghệ thuật cũng như tư tưởng.

Cách thắt đai của Vovinam – Việt Võ Đạo cũng theo nguyên lý Cương Nhu phối triển: (thắt 2 vòng). Vòng trong là Âm, vòng ngoài là Dương. Nút thắt dây đai là sự phối hợp của Âm – Dương tức Cương – Nhu.

Đến đây thì các FSchooler đã tích lũy được thêm được một bài học đáng giá về môn võ thuật Vovinam từ những thông tin trên. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập không chỉ tại THPT FPT mà còn ở những môi trường khác nữa.

 

Ngày đăng: 27/11/2018

Ngày cập nhật: 02/05/2019

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh