K7 và những tiêu chí chuyển mình để trở thành công dân toàn cầu
“Bạn nghĩ bạn giàu có hay nghèo khó? đây không phải câu trả lời có đáp án chính xác. Bạn giàu hay nghèo là do quyết định của bạn. Và việc trở thành một công dân có đủ tố chất để đi ra thế giới cũng thế. Đó là việc hoàn toàn nằm trong vòng tay bạn.” Đây là câu nói mở đầu của buổi hội thảo “Công dân toàn cầu” do chị Cao Phương Hà chia sẻ với K7 trong tuần lễ định hướng đầu tiên.
Cô gái nhỏ nhưng sức mạnh không hề nhỏ, bất kỳ ai đến gần khu vực toàn nhà Gamma ngày 7/8 hôm đó đều có thể cảm nhận nguồn cảm hứng và năng lượng tuyệt vời cô diễn giả nhỏ muốn truyền tới K7 để có những bước đột phá như chính hành trình của cô.
Cao Phương Hà hiện là tổng giám đốc điều hành của tổ chức giáo dục Quốc tế EF Education First Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sỹ MBA từ Đại học Harvard Phương Hà từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới – World Bank và một số tập đoàn quốc tế khác. Ngoài ra cô còn tham gia tư vấn tài chính, chính sách cho chính phủ cũng như các cơ quan của Mỹ và Trung Quốc. Cô từng là giám đốc điều hành một công ty nhân sự trực tuyến hàng đầu của châu Á.
Ngày nay, giới trẻ có xu hướng định hình bản thân trở thành công dân toàn cầu. Để thoát khỏi “ao làng”, mỗi người trẻ đều cần phải tự khai phá tiềm năng của bản thân, mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ mang tầm quốc tế. Chị Cao Phương Hà đã thẳng thắn nêu lên những tiêu chí để các bạn trẻ hiện nay có thể rèn luyện và trở thành công dân toàn cầu.
“Có hoài bão lớn, tư duy và tầm nhìn rộng mở, các công dân toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, mà còn góp phần giúp cho sự phát triển chung của cộng đồng thế giới và tôn vinh giá trị bản sắc riêng của đất nước, dân tộc mình.” Chị Hà truyền lửa ngay từ khi cất tiếng nói.
1. Khả năng ngoại ngữ: tự tin giao tiếp với thế giới.
Khả năng ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để trở thành một công dân toàn cầu, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là chìa khóa vàng bước ra thế giới. Nếu khônh thành thạo thứ ngoại ngữ này, người Việt trẻ không thể giao tiếp với các công dân khác, đồng nghĩa với việc cơ hội để phát triển bản thân bị co hẹp lại.
2. Có khả năng sử dụng công nghệ: Internet phục vụ cho công việc, học tập và nghiên cứu
Ứng công nghệ thông tin trong giáo dục là xu hướng dẫn đầu trong thời đại 4.0. Tận dụng sức mạnh của internet để phục vụ cho bản thân là điều vô cùng quan trọng. Nhưng học làm sao để làm chủ được công nghệ mới là điều đáng quý. Chúng ta không chỉ biết tiếp thu, biết sử dụng mà còn phải biết sáng chế và phát minh nữa, như vậy mới đủ. Chị Phương Hà kể lại câu chuyện về hành trình chinh phục những khó khăn khi sinh sống và làm việc trong đất nước tân tiến như Mỹ nhưng khả năng sử dụng công nghệ hạn chế khiến nhiều các bạn K7 đồng cảm và lắng nghe chăm chú.
3. Có khả năng làm việc chủ động, khả năng tự lập trong cuộc sống, khả năng tư duy độc lập
Ở khía cạnh người trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. Chị Hà nói rằng: “Yếu tố văn hóa có tác động rất lớn đến việc giáo dục cũng như hình thành tính cách con người. Ở Phương Đông, nếp văn hóa người nhỏ phải tôn trọng người lớn ăn sâu vào cả ứng xử hàng ngày và giáo dục. Ở nhà, ba mẹ nói gì con cái thường phải nghe theo. Tới trường, thầy nói gì học sinh ít khi phản biện.”
“Đến khi tốt nghiệp đại học, đi làm ở công ty nước ngoài mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Ở đó mỗi người đều có suy nghĩ riêng, tự đưa ra ý kiến của mình, khả năng quyết định, giải quyết vấn đề được đề cao trong khi các nhân viên người Việt lại bỡ ngỡ với việc này.” Đây là quan điểm nhận được nhiều ký kiến trái chiều từ K7 nhất, có bạn mạnh dạn đứng lên để bày tỏ quan điểm của mình.
Ở THPT FPT, chị Hà tin rằng chương trình giáo dục của sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kỹ năng này, khả năng tư duy độc lập, trách nhiệm, kỹ năng đưa ra quyết định… để các em có thể hòa nhập tốt trong môi trường quốc tế. Đây cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh lựa chọn THPT FPT cho con em mình.
4. Rèn luyện không chỉ trí lực mà còn thể lực
Nếu không có cơ thể khoẻ mạnh, trí tuệ không thể minh mẫ để làm việc. Bởi vậy ngoài học kiến thức về văn hoá, K7 cần trau dồi lên hoạt động thể chất nhằm nâng cao thể lực để học tập và trải nghiệm trong nhều môi trường khác nhau.
Buổi workshop khép lại với tâm trạng tiếc nuối của nhiều K7 khi chưa được bày tỏ hết quan điểm của mình. Nhiều bạn học sinh còn nán lại đến cuối cùng để trò chuyện thêm cùng với diễn giả. Hy vọng thời gian sau này với những chủ đề hữu ích như vậy, các bạn học sinh khối 10 khi tham gia sẽ mang về nhiều giá trị hữu ích hơn nữa.
Chuyên mục: Tin FSchool Tin tức
Ngày đăng: 11/08/2019
Ngày cập nhật: 12/08/2019
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025