Nghỉ học thêm 1 tuần, học sinh lớp 12 ứng phó thế nào với bài tập online?
Học sinh khi được nghỉ học, chắc chắn ai cũng cảm thấy vui. Thế nhưng câu chuyện học trực tuyến của học sinh lớp 12 lại là câu chuyện khiến người nghe dở khóc dở cười.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của chủng virus n.CoV, các trường học đều đóng cửa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp này tới các học sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc, học sinh FSchool có một kì “nghỉ Tết huyền thoại” kéo dài suốt 1 tháng trời. Tuy nhiên, nghỉ học dài ngày sẽ khiến học sinh quên đi phần nào kiến thức, nhất là đối với học sinh lớp 12 khi chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2020 tới đây.
Việc học online sẽ đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu rằng có áp dụng được đến học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp đang trong giai đoạn nước rút?; Làm thế nào để học sinh lớp 12 có thể ôn tập củng cố lại kiến thức trong giai đoạn này, … Để trả lời cho những câu hỏi này, không ai khác rõ hơn ngoài những “nhân chứng sống” K5 FSchool. Hãy cùng xem học sinh K5 nói gì về việc học online trong mùa dịch lần này nhé!
Giáo viên trường FPT giao bài như thế nào ?
Ở đâu có khó, ở đấy có giáo viên FSchool. Ngay khi nhận ra vấn đề này, các thầy cô đã họp và thống nhất sẽ đăng tải bài tập trên nhóm chung của lớp, mỗi hôm sẽ là một môn. Đào Trọng Nghĩa (học sinh lớp 12A2) cho biết: “Đối với học sinh cả 3 khối đều sẽ làm bài tập của môn Toán, Văn, Anh; riêng với học sinh lớp 12 sẽ có thêm bài tập của môn KHTN (Lý – Hoá – Sinh) hoặc KHXH (Sử – Địa – GDCD). Hầu hết, để quản lý được số lượng học sinh làm bài, cũng như giúp học sinh biết được điểm ngay sau khi hoàn thành bài tập đó, các giáo viên thường chọn những phần mềm, hệ thống như: Vio.Edu, Shub, Quizlet, Microsoft Office.”
Giao bài tập là một chuyện, làm cách nào để huy động 100% học sinh làm bài tập đó ?
Nguyễn Minh Hiếu (12A1) chia sẻ: “Dĩ nhiên là sau khi giao bài, không phải ai cũng sẽ làm luôn. Mình nghĩ chắc lớp nào cũng sẽ nói rằng: “Đoàn kết không ai làm cả” nhưng cuối cùng vẫn sẽ có dăm ba đứa làm rồi cả lớp sẽ phải làm. Mặc dù là học sinh lớp 12 nhưng tâm hồn vẫn như học sinh lớp 10,11 vậy ấy. Thế nhưng, để đốc thúc những “thần lười” như chúng mình, thầy giáo chủ nhiệm lớp mình có một phương pháp đỉnh lắm. Ngay sau khi giao bài trên group lớp, thầy sẽ đăng tải bài tập ngay cả trên group phụ huynh lớp. Vì được cả bố mẹ nhắc nhở, không làm bài hay điểm kém là ăn mắng ngay nên học sinh lớp mình bắt buộc dù lười như thế nào cũng phải làm”.
Việc sử dụng các phần mềm công nghệ có thực sự hiệu quả khi học online ?
Với đội ngũ giáo viên trẻ nhiều ý tưởng sáng tạo và áp dụng công nghệ, các thầy cô tại THPT FPT dễ dàng tiếp cận được các phần mềm công nghệ để giúp học sinh học tập theo hình thức online nhanh hơn. Hơn nữa, các FSchoolers ngay từ những ngày đầu bước chân vào ngôi trường nội trú FPT, các bạn đã quen với việc sử dụng máy tính, iPad phục vụ cho việc học tập, vì thế khi giao bài trên các ứng dụng khác nhau, các bạn đều linh hoạt sử dụng và không mất quá nhiều thời gian vào việc tìm hiểu cách thức hoạt động của ứng dụng đó.
Đối với học sinh, lợi ích của việc học trực tuyến không chỉ đến bằng việc ngăn ngừa được nguy cơ lây lan của dịch cúm. Bình thường, Phương Nam (12A3) phải dậy từ 6h30 sáng để chuẩn bị đi học. Nhưng giờ đây, khi học online, bạn có thể “ngủ nướng” hơn được một chút: “Mình thích các lớp học trực tuyến vì mình cảm thấy được tự do nhiều hơn khi ở nhà. Hơn nữa, các bài tập được giao sẽ có deadline trong 1 ngày, riêng có môn văn là 2-3 ngày, vì thế mình cũng có nhiều thời gian hơn để vừa học, vừa chơi”, Nam cho biết.
Ở một cái nhìn khác, Trang Anh (12A4) cũng chia sẻ thêm: “Tuy nhiên, dạy và học trực tuyến mình vẫn thấy có một vài nhược điểm. Nếu học ở trên lớp, mình sẽ thấy có động lực hơn khi nhìn thấy các bạn xung quanh. Nếu mọi người đang chăm chỉ học tập, mình cũng sẽ tập trung học hành hơn”.
Đi đầu trong áp dụng CNTT trong giảng dạy, THPT FPT Trường THPT FPT là cấp 3 nội trú từng gây xôn xao với mô hình SGK điện tử, trường THPT FPT còn áp dụng nhiều cách thức học tập, kiểm tra khác biệt: sử dụng sách giáo khoa điện tử thay cho sách giấy, áp dụng trí tuệ nhân tạo vào học AI, lớp học điện tử Google Class Room…
Bài: Nguyễn Hà My – 12A1
Chuyên mục: Tin FSchool Tin tức
Ngày đăng: 17/02/2020
Ngày cập nhật: 17/02/2020
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025