Sau 1 học kỳ, 4 điều này đã khiến tôi bớt “công tử bột”

Trước khi vào FPT, tôi luôn coi rằng đây là lựa chọn thứ 2 của bố mẹ và không muốn vào vì sợ xa gia đình và bố mẹ. Tôi khẳng định là khi vào đây tôi vẫn còn là một thằng trẻ con, rất công tử bột, vẫn ảo tưởng về bản thân. Mọi điều thay đổi dần sau nhiều chuyện xảy ra.

Bài học đầu tiên là về cách tiêu tiền, lúc trước, khi còn ở nhà, tôi luôn được nuông chiều, muốn gì thì chỉ cần xin bố mẹ, tiền chưa bao giờ là một vấn đề của cuộc sống của tôi trước đó, nhưng tôi vẫn biết hoàn cảnh gia đình nên không xin bố mẹ những gì đắt quá mức. Sau khi vào đây, tôi chỉ được cho một số tiền trung bình như các học sinh khác, lúc đầu rất tiêu hoang vì nghĩ mình có tiền, nhưng rồi đến lúc tiền thì hết và tôi ôm một cái bụng đói. Phải đến bây giờ tôi mới thấy quý giá đồng tiền và mua chai nước 5 nghìn đồng cũng phải đắn đo.

Bài học thứ 2 là về vị trí của mình trong xã hội, mặc dù là một “công tử bột” nhưng được trời phú cho tài ăn nói, tôi vẫn luôn được bạn bè yêu quý và tôn trọng. Nhưng càng sống tôi càng nhận ra, mình chẳng là cái gì cả. Có rất nhiều người hơn tôi, hơn về hoàn cảnh, hơn về nhan sắc, hơn về suy nghĩ và hơn về nhân cách. Hơn về nhân cách là sao? Khi lần đầu nhận phòng thì tôi gặp một bạn tên là S và bạn đã lao tới bắt tay lấy bắt tay để, càng sống với bạn, tôi mới hiểu ra câu nói “có những người có điểm xấu là tốt quá mức”. Tôi đã nhận ra rằng mình còn quá nhiều tật xấu, quá nhiều khuyết điểm, mình không là gì so với nhiều người ở trường này, chưa nói gì so với thế giới, tôi không phải là con người hoàn hảo như mình nghĩ mà còn thấp kém hơn nhiều. Các bạn đừng nhầm đây là tự ti, đây là sự ngộ nhận của một con người.

Bài học thứ 3 của tôi là về nhận thức. “Phải ra ngoài mới biết con ạ” là câu nói của bố tôi mà tôi chưa bao giờ thực sự hiểu cho tới khi vào đây, chính vì chỉ ở trong cái xó cũ nơi mà tôi gọi là phố cổ Hà Nội thì không bao giờ hiểu chuyện đời. Nơi đây chỉ phản ánh lại 50% hiện thực của xã hội ngày này và cuộc sống con người bình thường mà tôi đã có cú sốc văn hóa lớn nhất cuộc đời. Mọi định kiến, mọi suy nghĩ, mọi hành động đã thay đổi sau khi tôi tiếp xúc nơi này, tôi cảm thấy mình dường như chỉ là một con ếch ngồi đáy giếng, một hạt cát giữa biển khơi bao la dài vô tận. Chính vì điều này mà tôi đã vực lên sau cú sốc mà thay đổi để không bị lùi lại, tôi đã xác định là mình phải trở thành một con người tốt hơn, không phải vì bố mẹ, không phải vì bạn bè mà là vì chính bản thân và tương lai. Tôi không bao giờ muốn phải cảm thấy như thế nữa nên tôi phải cố gắng hằng ngày.

Bài học cuối cùng và là bài học quý giá, bài học xương máu nhất tôi học được là biết yêu thương người khác. Tôi đã quá yêu bản thân, luôn luôn chỉ nghĩ cho chính mình, không bao giờ nghĩ cho người khác, không bao giờ nghĩ đến sự cực khổ của bố mẹ khi làm việc mà chỉ nghĩ cho hạnh phúc của mình khi có được thứ mình muốn. Tôi đã từng là một con người kiêu ngạo đến mức luôn cho rằng người khác luôn luôn kém hơn mình và tôi sẽ nổi điên nếu thây người khác có ý kiến về cách sống của mình hoặc cảm thấy người khác hơn mình. Đến bây giờ tôi nghĩ lại vẫn thấy sợ, tôi sợ rằng nếu lúc trước không thay đổi nhanh thì khi vào trường này sẽ không có bạn để chơi, cô đơn, lạc lõng.

Mọi chuyện thay đổi kể từ khi tôi nhận được tin từ chị mình rằng mẹ bị ung thư và phải mổ. Lúc đấy mọi thứ cảm thấy bị vỡ tan, trong tôi chỉ còn là một cảm giác buồn vô tận. Cả đêm hôm đấy tôi đã nằm khóc, suy nghĩ, nhớ lại những kỉ niệm khi xưa khi mình còn bé, khi mình còn ngây thơ và được mẹ chăm sóc đến tận răng. Tôi nhớ lại mọi kỉ niệm đẹp về gia đình và tự hỏi, từ khi nào mình lại trở thành như thế này, sau đó tôi lại nhớ đến những lần cãi mẹ, cãi bố, cãi bà, xin tiền mà không nghĩ rằng bố mẹ mình hôm đấy có mệt không. Tôi cảm thấy tuyệt vọng và thật tồi tệ. Lí do bố mẹ tôi không muốn tôi biết là vì không muốn tôi lo lắng và quên việc học. May mắn rằng mẹ tôi đã qua khỏi và chữa được bệnh. Sau sự kiện đó thì tôi đã tự tạo cho mình một nguyên tắc để không bao giờ quay lại như trước, tôi đã lập một lời thề chéo tim và tự hứa rằng sẽ luôn luôn nghĩ cho người khác trước khi làm điều gì đó. Chính sự tự nhận thức này mà cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, bạn bè quý mình hơn và quan trọng nhất là bản thân tự thấy trưởng thành hơn và thanh thản hơn.

(Câu chuyện của bạn Nguyễn Phú Minh Quân lớp 10A3 trưng bày trong triển lãm “A Different Beat”)

 

 

Ngày đăng: 07/01/2019

Ngày cập nhật: 11/01/2019

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
Bùng nổ các màn trình diễn tại vòng sơ loại cơ sở cuộc thi Khơi nguồn Võ Việt 2024
Trường THPT FPT Hà Nội trang bị cho học sinh kiến thức an toàn trên không gian mạng 
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với học sinh trường THPT DaiDo Nhật Bản
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tự tin giao lưu với học sinh Đài Loan qua dự án “Lớp học xuyên biên giới”
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội phát triển kỹ năng và tư duy qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Trường THPT FPT Hà Nội chào đón đại diện trường Shibaura Institute of Technology đến thăm và giao lưu
100 học sinh trường THPT FPT Hà Nội quyết tâm chinh phục kỳ thi thử SAT 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh