[Updating] Tổng hợp đáp án nhanh và chính xác nhất đề thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 tại Hà Nội

1. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn

Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,

1, Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Ngày ngày một trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ.”

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi đó có tác dụng gì?

3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứua thành phân biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).

4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

” Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

– Thưa ngài, ngài là…

– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?

3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.

2. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hà Nội 2020

Phần 1: Đọc hiểu:

1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

2. Hình ảnh thực là Mặt Trời ở câu thơ thứ nhất (ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng), đây là Mặt Trời của vũ trụ, của tự nhiên.

Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi là hình ảnh Mặt Trời ở dòng thơ thứ 2 (thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ), Mặt Trời này ý chỉ Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại, cứu vớt, dẫn đường cho dân tộc ta ra khỏi đêm trường nô lệ, bởi vậy người chính là Mặt Trời chiếu sáng của đất nước Việt Nam ta.

→ Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi như vậy giúp tạo được sự song hành trong câu thơ. Qua đó làm bẩy lên được sự vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh – sóng vai cùng với Mặt Trời, vĩnh viễn chiếu sáng, sưởi ấm cho dân tộc Việt Nam.

3. Khổ thơ đã diễn tả một cách vô cùng sâu sắc và tinh tế những cảm xúc của nhà thơ khi đi vào trong lăng, trực tiếp ngắm nhìn di hài của Bác. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để nhắc đến sự ra đi của Bác. Rằng người chỉ đang ngủ một giấc ngủ bình yên và thảnh thơi sau những tháng ngày bôn ba vì tổ quốc mà thôi. Tuy vậy, nhưng từ người vẫn tỏa ra một vầng sáng trong trẻo, ấm ấp. Ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, để chỉ vẻ đẹp thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh trời xanh được xuất hiện, nó ẩn dụ cho sự vĩnh hằng, trường tồn bất diệt của Bác. Tuy Bác đã đi xa, nhưng những gì mà Bác đem lại cho dân tộc ta, những tình cảm ấm áp, chân thành của Người vẫn sẽ luôn còn mãi. Dẫu biết là thế, nhưng dường như những suy nghĩ an ủi ấy không thể nào có thể làm phai mờ đi nỗi đau của những người con, người cháu. Khiến tác giả phải chợt thối lên mà sao nghe nhói ở trong tim. Bởi vì sự ra đi của Bác là một nỗi đau, mất mát vô cùng lớn đối với hàng triệu trái tim Việt Nam.

Từ nối: Tuy vậy

Thành phần biệt lập tình thái: dường như

4.

– Tác phẩm: Đêm nay bác không ngủ

– Tác giả: Minh Huệ

Phần II

1. PTBĐ: Tự sự

2. Qua câu nói, cho thấy được vị danh tướng là một người luôn giữ lòng tôn trọng và biết ơn đối với người thầy giáo đã từng dạy dỗ mình. Tuy nay đã công thành danh toại, nhưng vị danh tướng này vẫn vô cùng kính trọng người thầy giáo cũ của mình. Không hề có hành động xem thường, hay quên tình thầy trò cũ năm xưa. Từ đó chúng ta thấy được một nhân cách sáng ngời, đạo đức cao thượng của vị danh tướng.

3.

Giới thiệu vấn đề: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.

Giải thích vấn đề:

– Cách ứng xử là thái độ, hành động của mỗi người trong quan hệ với các cá nhân khác trong xã hội hàng ngày.

– Tấm gương phản chiếu ở đây được dùng với ý là sự phản ánh về chính con người thực hiện hành động cư xử.

⇒ Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người: thái độ, hành động của mỗi người trong quan hệ với người khác hàng ngày sẽ phản ánh phẩm chất, tính cách của mỗi người.

Phân tích, bàn luận vấn đề

– Tại sao nói “Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người”?

+ Mỗi người không tồn tại một cách riêng biệt mà có quan hệ mật thiết với các mối quan hệ trong những tập thể nhất định: gia đình, cơ quan làm việc, xã hội…

+ Cách chúng ta ứng xử thể hiện tính cách, phẩm chất, kiến thức của chúng ta. Thông thường, những điều chúng ta tiếp thu sẽ được phản ánh ngay trong quá trình chúng ta giao tiếp, học tập.

– Chúng ta ứng xử lịch sự, khéo léo, tôn trọng người khác, chúng ta cũng nhận được sự tôn trọng

– Phê phán những người ứng xử thô lỗ, cục cằn, thiếu tế nhị…

– Ứng xử có văn hóa là một nét đẹp, là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Ứng xử cho văn hóa không chỉ cho thấy ta là con người có học thức, mà còn tạo nên các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Từ đó ta cũng sẽ dễ dàng thành công hơn những người khác.

– HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

3. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Hà Nội 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh 2020 Hà Nội do hệ thống HOCMAI cung cấp.

ma-de-008-1594977933-width751height271
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 008
108687098-300677034388562-789836100796644729-n-1594978015-width945height804
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 004
107988629-622245475338424-2816510277344938998-n-1594977534-width945height774
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 016

ĐANG TIẾP TỤC CẬP NHẬT…

Tin liên quan
Khốc liệt “cuộc chiến” thi vào lớp 10 công lập
Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10
Những điểm mới của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội

 

Ngày đăng: 17/07/2020

Ngày cập nhật: 30/09/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

Học sinh trường THPT FPT Hà Nội mang “Giáng sinh yêu thương” đến với các em nhỏ tại Mái Ấm Thiên Ân
55 đội tuyển sẵn sàng chinh phục giải bóng đá lớn nhất năm tại trường THPT FPT Hà Nội
Khám phá lớp học quốc phòng nghiêm túc và sôi nổi tại trường THPT FPT Hà Nội
Sôi động tại giải thể thao Nexus 2024 giữa cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên Trường THPT FPT Hà Nội
Hóa thân thành nhân vật, học sinh trường THPT FPT Hà Nội sống trọn vai cùng tác phẩm “Chí Phèo”
Bùng nổ sáng tạo tại Chung kết AI Educamp 2024 cấp trường dành cho cán bộ giáo viên trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội tái hiện lớp học Việt Nam qua các thời kỳ nhân dịp 20/11
Quán Quân Well-being AVC24 Trần Thy Khuyên – học sinh trường THPT FPT Hà Nội: “Tự nhận mình không giỏi xuất chúng nên phải rất chăm”
Khám phá sắc màu văn hóa đa quốc gia ngay tại lớp học tiếng anh cùng học sinh trường THPT FPT Hà Nội
Học sinh trường THPT FPT Hà Nội trổ tài khéo tay làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh