Trường chuyên đã…lạc hậu
Mô hình mới của FPT đầu tư vào giáo dục phổ thông là một ngôi trường không có lớp chuyên. Vì theo họ, tập trung chuyên vào 1, 2 môn học là quá hẹp và dễ dẫn đến những lệch lạc nhất định.
Lời Tòa soạn: Sau thời kỳ “bão hòa” các cơ sở giáo dục đại học, là lúc người ta thấy các “đại gia” như FPT, Vincom…đầu tư vào giáo dục phổ thông, với hy vọng sẽ phá thế “độc quyền” của hai ngôi trường chất lượng cao ở Thủ đô là Hà Nội – Amsterdam và Chu Văn An.
PV Chất lượng Việt Nam có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng ĐH FPT.
– Có ý kiến nghi ngờ rằng, trong cơn lốc “bão hòa” các ĐH tư, nên FPT mới chuyển sang đầu tư vào giáo dục phổ thông?
Ý kiến nghi ngờ điều gì đó thì lúc nào cũng có. Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục phổ thông nằm trong kế hoạch và tầm nhìn của ĐH FPT để trở thành một hệ thống giáo dục chất lượng cao nhằm góp phần chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho đất nước.
Thời điểm này là thích hợp nhất để bắt đầu sau khi ĐH FPT đã chứng mình được những kết quả rất đáng khả quan về việc đổi mới giáo dục đại học và khi đã có một cơ sở vật chất hiện đại, đàng hoàng, đáp ứng điều kiện giáo dục toàn diện nhất cho học sinh.
– Phó Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Phong là một người từng học chuyên Ams của Hà Nội. Và giờ đây, anh đang lập một trường phổ thông cạnh tranh với trường cũ. Anh so sánh THPT FPT sau này và Ams bây giờ thế nào?
Hai trường dựa trên 2 mô hình và thời đại khác nhau nên không có căn cứ để so sánh.
– THPT FPT có đào tạo các lớp chuyên không? Nếu không thì tại sao ngày xưa anh học lớp chuyên, nhưng bây giờ lại định hướng các em không học chuyên?
Mô hình tập hợp các tài năng lại để đào tạo cùng như các mô hình trường chuyên hiện nay có nhiều lợi ích như là tạo môi trường ganh đua, cơ hội chia sẻ và tìm bạn đồng chí hướng… Nhưng tôi nghĩ rằng tập trung chuyên vào 1, 2 môn học là quá hẹp và dễ dẫn đến những lệch lạc nhất định.
THPT FPT sẽ không chuyên theo từng môn mà sẽ tạo môi trường giúp cho những nhóm có cùng định hướng được có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu vào các lĩnh vực nghề nghiệp và hoạt động sau này. Có thể sẽ ra đời một mô hình mới về trường chuyên mà tạm gọi là “chuyên nghề nghiệp”.
– “ĐH FPT không phải là trường tư thục thứ 41” – đó là lời mong muốn của cố VS Nguyễn Văn Đạo. Vậy, THPT FPT có điểm nào khác các trường tư thục khác?
Điểm khác biệt vượt trội của THPT FPT là: Định hướng quốc tế về giáo dục con người toàn diện và kỹ năng học tập. Mục tiêu cao của trường không nằm ở việc đạt điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đại học mà xa hơn thế, để đạt kết quả tốt nhất khi học đại học trong và ngời nước và tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.
Chú trọng việc hướng nghiệp, tạo đam mê và khai phá khả năng cá nhân qua các chương trình và hoạt động ngoại khóa phong phú. Mô hình nội trú giúp học sinh rèn luyện tính kỷ luật, tự lập, trưởng thành, hòa nhập với tập thể, xã hội. Môi trường học an toàn, hỗ trợ phụ huynh quản lý con cái tốt mà lại đỡ mất thời gian. Hai ngày cuối tuần không bài tập về nhà, không học thêm được dành hoàn toàn cho gia đình.
Hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin, tích hợp các trang thiết bị hiện đại giúp quản lý học sinh toàn diện và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Học sinh tốt nghiệp có khả năng tiếng Anh rất tốt, tiếp cận với yêu cầu đầu vào ở các trường đại học nước ngoài.
– Nếu đóng thêm tiền ăn và chi phí trong ký túc xá, mỗi tháng, một học sinh phải đóng bao nhiêu ?
Tổng cộng cả học phí, tiền ăn ở, chương trình nâng cao và tăng cường tiếng Anh, các hoạt động ngoại khóa, học thêm và bổ trợ là 8 triệu / tháng. Trong đó học phí tất cả các chương trình học là 4 triệu, chi phí cho các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp, phát triển cá nhân, học các môn nghệ thuật, … là 1,5 triệu. Chi phí ăn ở khoảng 2,5 triệu (ăn 3 bữa đầy). Phụ huynh không cần lo học thêm, học phụ đạo cho con vì tất cả các hoạt động này nằm trong trách nhiệm của nhà trường.
Ngược lại, những kỹ năng về ngoại ngữ, làm việc nhóm lại là những thứ rất cần thiết, nhưng hồi là học sinh, Minh lại ít chú ý.
Một học sinh chuyên Toán của Hà Nội, hiện đang làm cho FPT cũng nhận định, để thành công với nghề, không cần làm quá nhiều các bài toán khó, mà cần ngoại ngữ, tư duy logic, kiến thức nền về xã hội…
Nhiều cựu học sinh trường chuyên khác cũng có mong muốn, nếu được quay trở lại, họ sẽ học toàn diện hơn, để đỡ phải tốn thời gian vào những thứ chuyên sâu không cần thiết, mà lại có thời gian để trang bị ngoại ngữ, vốn xã hội…để thích ứng nhanh với cách học đại học và đi làm sau này.
Có thay đổi được không?
Hiệu trưởng một trường phổ thông ở Hà Nội cho biết, những người làm giáo dục như ông cũng biết, nếu “lao đầu” vào một lĩnh vực nào đó, chắc chắn học sinh sẽ có những lệch lạc, phải trả giá sau này.
Vì thế, với những lớp chuyên tự nhiên, ông khuyến khích học trò những lúc rảnh, nên tìm đọc văn chương và lịch sử, để hài hòa nhân cách.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, việc đào tạo toàn diện tất cả các môn là phản khoa học, trong điều kiện giáo viên hiện nay. Vì cách dạy của nhiều thầy cô vẫn thiên về “nhồi nhét” hơn là khơi dậy đam mê cho con trẻ. Vì thế, chỉ những trường tập hợp được những giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có hiểu biết xã hội tốt, không đề cao “cái tôi” của môn mình…thì học sinh mới vừa được thỏa mãn môn học năng khiếu của mình, vừa được định hướng trang bị những kỹ năng cần thiết khi vào đời…Còn không, cứ bắt học sinh học đều các môn, sẽ thui chột nhiều tài năng.
Chuyên mục: Uncategorized
Ngày đăng: 10/02/2013
Ngày cập nhật: 23/02/2017
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025