Mẹo “thần thánh” sử dụng laptop “ngon lành”
Các bạn thân mến, chiếc laptop dường như quá quen thuộc, nó như vật bất li thân của mỗi Fschooler rồi phải không? Nhưng liệu chúng mình đã biết cách sử dụng laptop sao cho hiệu quả nhất chưa nhỉ? Hãy đến với những tips hay mà Bức thư chiều thứ 6 chia sẻ trong tuần này nhé!
Cách 1: Ghi chép một cách có hiệu quả
Thực sự, một khó khăn mà Fschoolers chúng mình đang gặp phải là cách ghi chú chưa logic. Nhưng các bạn có biết rằng so với ghi chép bằng vở, việc ghi chú bằng máy tính giúp chúng mình có thể tùy ý chỉnh sửa, bổ sung các thông tin đã có được đồng thời sắp xếp, sao chép, ghi chú và dán chúng vào tài liệu phù hợp, đính kèm thêm hình họa, biểu tượng để dễ học hơn đó.
Đúng vậy, nếu rèn luyện gõ nhanh, chuẩn xác, chúng mình sẽ có đủ sự tập trung lắng nghe, đúc rút ý của thầy cô để hệ thống lại theo ý hiểu của mình. Đồng thời, việc sử dụng linh hoạt các phần mềm giúp chúng mình có thể vẽ lại những thông tin khi không thể gõ. Tuy nhiên, nếu chưa thuần thục trong việc sử dụng các phần mềm đó chúng mình hãy chuẩn bị thêm quyển sổ để vẽ nhanh lại thông tin trên nhé!
Bức thư chiều thứ 6 gợi ý một số phần mềm như Notepad (có sẵn trong máy tính) hay một số ghi chú tiện ích bạn có thể tham khảo như: Evernote, Onenote, Simplenote, Zoho Notebook, Google Keep, Google Docs…Mỗi bạn có thể tuỳ ý lựa chọn các phần mềm mà mình rõ cách sử dụng nhất để đạt hiểu quả cao trong quá trình ghi chép.
Cách 2: Tránh cài đặt các chương trình gây mất tập trung
Việc chúng mình có nhiều chương trình trong laptop có nhiều mặt lợi nhưng cũng có nhiều mặt hại đấy các bạn ạ. Và điển hình nhất là nó làm mất tập trung, giảm năng suất học tập. Vì thế, bước đầu chúng mình hãy giảm thiểu các chương trình khiến phân tâm như: trò chơi, âm nhạc,… Tắt thông báo email, twitter, tin nhắn, lượt thích hay bình luận trên facebook,… để tập trung và tránh làm phiền những người xung quanh mình
Tra cứu tài liệu online là việc không thể thiếu khi sử dụng máy tính, nhưng chúng mình hãy quan sát xem mình thường xuyên chuyển sang những trang nào không phục vụ cho mục đích học tập của bản thân. Nếu vậy, hãy sử dụng các ứng dụng hoặc tiện ích mở rộng khác nhau để hạn chế quyền truy cập internet và chặn một số trang web gây mất tập trung cho bản thân là được.
Cách 3: Học ra học- chơi ra chơi
Tuyệt đối đừng để những thông tin, trò chơi trên mạng ảnh hưởng đến thời gian học tập của bản thân. Khi biết bản thân mình dễ bị sao nhãng, hãy tận dụng máy tính của chúng mình bằng rất nhiều cách như:
– Đánh dấu và lưu trữ offline các website có thông tin hữu ích, phục vụ cho mục đích học tập của bạn. Điều này giúp cho bạn không mất nhiều lần về thời gian để tìm kiếm thông tin.
– Download về máy các tài liệu khóa học, video, các chủ đề bạn sắp học
– Học tập ngoại tuyến: hãy ngắt kết nối với wifi và bắt đầu sử dụng các tài liệu đã download và website đã lưu để bắt đầu học tập.
Cách 4: Chủ động liên lạc với thầy cô, bạn bè
Với thời đại 4.0, việc giao tiếp và học tập không dừng lại ở cách thức học tập trực tiếp. Chúng mình hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về những điều còn đang thắc mắc bằng cách kết nối với giáo viên, bạn bè trên các trang mạng xã hội học tập, ứng dụng có nền tảng giao tiếp trực tuyến hoặc thông qua email. Đồng thời, các diễn đàn học tập cũng là nơi chúng mình có thể trao đổi, giao lưu tri thức với bạn bè trên khắp thế giới.
Cách 5: Sắp xếp dữ liệu máy tính khoa học
Làm việc và học tập một cách có tổ chức và khoa học là điều cần thiết để thành công trong học tập. Nhưng thói quen sử dụng máy tính của chúng mình đã khiến các thông tin lưu trữ trở nên lộn xộn và chưa đúng trật tự.
Hãy dành thời gian mỗi ngày để sắp xếp lại các vị trí file tài liệu, thông tin ghi chép theo phân loại hệ thống thích hợp. Đồng thời xóa đi những thông tin không cần thiết trong máy. Với bước nhỏ này, chúng mình đã tiết kiệm được thời gian tìm kiếm dữ liệu, lại học được cách phân loại, hình thành tư duy hệ thống thông tin logic và giảm bớt bộ nhớ của máy khi xóa bớt thông tin thừa.
Và một mẹo nhỏ nữa là hãy dành thời gian sao lưu dữ liệu hoặc upload chúng lên ứng dụng online: google drive, dropbox,…chỉ để đề phòng laptop chúng ta có vấn đề hoặc những tiểu yêu virut ghé thăm và mang đi những tài liệu đáng quý của chúng ta.
Chúng mình cùng nhau chia sẻ để nhiều bạn học sinh biết đến những bí kíp này nhé
Chuyên mục: Bức thư chiều thứ 6
Ngày đăng: 07/10/2019
Ngày cập nhật: 28/02/2020
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025