Phòng chống lừa đảo qua mạng

Tuần này chúng mình hãy cùng tìm hiểu những chiêu lừa đảo hay gặp trên mạng và những bí kíp bỏ túi mà Ekip Bức thư chiều thứ 6 gửi tới các bạn nhé!

Chiêu 1: Mạo danh nhà mạng, đơn vị cơ quan nhà nước

Bằng một cách nào đó, kẻ xấu có được thông tin của bạn khi bạn chia sẻ trên mạng xã hội hoặc cung cấp cho bên khác rồi bị lộ. Kẻ xấu sẽ giả mạo nhân viên mạng, cán bộ công an hoặc viện kiểm sát gọi điện thông báo rằng họ nghi ngờ bạn đang tham gia vào vụ lừa đảo, nhằm mục đích hỗ trợ điều tra phá án, yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, số PIN tài khoản. Hay sẽ thông báo về việc tài khoản của bạn đang bị hack, cần can thiệp ngay và yêu cầu bạn cung cấp các thông tin, mật khẩu cá nhân.

Chiêu 2: Hack tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

Tội phạm sẽ hack tài khoản mạng xã hội là người quen của bạn, sau đó sẽ mạo danh người đó và nhắn tin để nhờ mua thẻ điện thoại, thẻ game hay là chuyển tiền qua tài khoản.

Chiêu 3: Nhấp chuột vào các ứng dụng lừa đảo hoặc link clip, hình ảnh nóng

Chắc hẳn chúng ta đều biết về các ứng dụng trên mạng xã hội như người crush bạn là ai? Năm 70 tuổi bạn sẽ có hình dạng như thế nào? … tuy không phải ứng dụng nào cũng là lừa đảo. Nhưng nhiều kẻ xấu đã lợi dụng chiêu thức này để đánh cắp thông tin, hình ảnh cá nhân và đôi khi là chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của bạn. Hay chỉ việc click vào đường link, clip do tò mò mà bạn có thể mất hoàn toàn thông tin cá nhân, bị kiểm soát máy tính và uy hiếp bởi kẻ xấu.

Chiêu 4: Treo thưởng siêu to khổng lồ và quà tặng ngoại quốc

Bạn biết đấy, sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể làm quen với các bạn ngoại quốc. Và điều đó dễ dàng hơn bao giờ hết trong thời đại 4.0. Nhưng bạn có biết rằng kẻ xấu luôn rình rập xung quanh và chờ đón cơ hội nhận được sự tin tưởng.

Sau khi kết bạn, tội phạm sẽ đề nghị tặng quà có giá trị cao cho bạn, để nhận quà từ nước ngoài thì bạn phải chi một khoản tiền đề thanh toán phí. Nếu bạn đồng ý, thì tin buồn cho bạn là tiền thì biến mất mà quà chờ mãi chẳng về. Còn tin vui là bạn sẽ nhận ra được bộ mặt thật bấy lâu nay về người bạn của mình.

Hiện nay, hình thức trên đã được kẻ xấu biến tướng dưới dạng bạn sẽ được thông báo từ tổng đài về việc “may mắn” trúng thưởng giải độc đắc rất lớn, và tất nhiên sẽ cần 1 khoản tiền cọc với chương trình để chắc chắn bạn sẽ nhận giải này. Điều gì xảy ra khi chúng mình đồng ý chuyển khoản tiền cọc đó? Tất nhiên tiền cọc thì bay mà quà biến mất là điều sẽ xảy ra rồi.

Chiêu 5: Giả mạo bán hàng qua mạng

Kẻ xấu sẽ mở các page bán hàng online, và yêu cầu bạn chuyển khoản trước 1 phần nếu muốn mua hàng online. Tất nhiên, nếu bạn chuyển tiền thì ngay lập tức bạn sẽ vào danh sách chặn và số tiền lẫn kẻ bán hàng thì lại biến mất không dấu vết.

Còn có muôn vàn kiểu lừa đảo dưới những hình thức khác nhau. Tuy nhiên nằm lòng 5 bí kíp mà BTCT6 sẽ giới thiệu dưới đây bạn sẽ không còn phải sợ trước những chiêu thức lừa đảo nữa:

Bí kíp 1: Biết chắc chắn mình đang trả tiền cho ai

Khi thực hiện giao dịch qua mạng. Việc thanh toán trực tuyến thông qua bên thứ 3 như Viettel pay, ví Momo, Air pay… hoặc thông qua sử dụng internet banking là các giao dịch tức thời và rất khó để được hoàn trả lại tiền. Vì vậy, bạn phải biết người mình trả tiền là ai? Số điện thoại? Địa chỉ là gì để đề phòng những kẻ lừa đảo.

Bí kíp 2: TUYỆT ĐỐI KHÔNG tiết lộ mật khẩu tài khoản, mã PIN của thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ cho bất kì ai thông qua điện thoại, website, email hay bất cứ hình thức nào.

Cho dù những thông tin trong email hay cuộc gọi đến có đầy đủ tên, tuổi, địa chỉ của bạn thì hãy luôn nhớ rằng chưa chắc điều đó là hợp pháp khi đòi hỏi thông tin tài khoản với bất kỳ lí do gì. Tội phạm hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật lừa đảo qua mạng để tìm kiếm, nhận dạng thông tin cá nhân của bạn.


Bí kíp 3: Luôn chủ động bảo vệ tài khoản
HS, SV chúng ta thường có thói quen lưu mật khẩu tự động và điều đó mang đến cho bạn rủi ro nếu điện thoại hay laptop của bạn bị mất.

Kẻ xấu hoàn toàn có cơ hội đánh cắp và chuyển tiền của bạn. Vì vậy, khi bạn đánh mất điện thoại laptop, ngay lập tức hãy gọi đến nhân viên chăm sóc khách hàng của ngân hàng để khóa thẻ của bạn.

Bí kíp 4: KHÔNG sử dụng cây ATM nếu bạn thấy có dây nối hay thiết bị đọc thông tin được gắn vào chỗ đọc thẻ của cây.

Bí kíp 5: Cảnh giác với Email, cuộc gọi đến, đường link, các ứng dụng, trang web yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân, CMND, hình ảnh của bạn.

Tin liên quan
Dự định K5 trước bước ngoặt mang tên “Ra trường làm gì tiếp”

 

Ngày đăng: 10/12/2019

Ngày cập nhật: 28/02/2020

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh