Phải làm gì để con bớt “ngoan”?

Ngày đăng: 29/11/2019

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Ngày đăng: 29/11/2019

Ngày cập nhật: 01/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Ngày nay, cuộc sống ngày càng tân tiến và phát triển, phụ huynh luôn cố gắng làm lụng kiếm thật nhiều tiền và tạo điều kiện hết mức cho con cái. Nghe lời nhận xét “Đó là đứa bé ngoan” dành cho con mình, có khi nào bạn thực sự hạnh phúc về điều đó? Không ai định nghĩa được ngoan thế nào là đúng? Đôi khi cái “ngoan” lại trở thành vỏ bọc cho sự nhút nhát, e dè của con mình, và có thể chính điều ấy lại xuất phát từ sự bao bọc của cha mẹ.

Dưới đây là một số cách để phụ huynh có thể tham khảo và làm phương pháp để nuôi dạy con mình.

Sớm dạy con về giá trị của đồng tiền và cách quản lý chúng

“Đừng cho nó biết tiền nong gì, nó còn nhỏ lắm; Bé tí tiêu tiền làm gì, lớn rồi biết; cho tiền nó sớm nó hư ra”. Nhiều và rất rất nhiều những trường hợp phụ huynh thường xuyên thắt chặt chuyện tài chính của con cái. Nghĩa là không cho con tiếp xúc với tiền bạc để tránh làm con “hư”. Tuy nhiên việc không được dạy về giá trị của đồng tiền từ sớm sẽ mang đến những sai lầm tai hại, ảnh hưởng tương lai con trẻ sau này.

Không cho con nhiều tiền để con chi tiêu hoang phí là đúng, nhưng cũng cần dạy cho con hiểu về giá trị của đồng tiền, dạy con biết cách làm chủ để không bị bỡ ngỡ sau này. Hiểu về đồng tiền và giá trị của nó, những đứa trẻ sẽ không còn lơ ngơ, chúng biết sử dụng sao cho đúng cách, và dự trù tính toán để lo cho những kế hoạch trong tương lai.

Khuyến khích con ra ngoài trải nghiệm

Khác với ngày nay, những đứa trẻ tuổi 15 thời xưa không chỉ ru rú mãi trong nhà chơi điện thoại, máy tính, xem TV,… mà chúng dành hầu hết thời gian của mình để ra ngoài nô đùa, khám giá thế giới.

Điều đó luôn được cha mẹ thế hệ trước khuyến khích vì họ biết rằng thiên nhiên rất có lợi và họ không muốn con mình bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ khác, tập thể dục và phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Sự sáng tạo và tính ham học hỏi sẽ xuất phát khi con vui

Nếu con bạn có lỡ bỏ dở một buổi tối làm bài tập toán để thực hiện những dự án cá nhân, đừng mắng mỏ và cấm đoán chúng. Việc học văn hoá rất quan trọng nhưng việc được tham gia những hoạt động ngoại khoá khác cũng quan trọng không kém. Để thay đổi nhận thức về thành tích trong giáo dục rất khó. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng muốn con trở thành những con gà chỉ biết học. Khi những bạn trẻ cấp 2, cấp 3 phát triển hệ thống kỹ năng mềm, tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước đám đông… Bạn sẽ có lúc rất ngạc nhiên về đứa trẻ ngoan ngoãn ù ì giờ đây đã lột xác và năng động hơn rất nhiều.

Để cho con làm việc nhà trợ giúp cha mẹ

Hãy để con bạn làm việc vặt trong nhà để chúng nhận ra mình là thành viên hữu ích của gia đình. Ví dụ những việc đơn giản như rửa chén, dọn bàn, lau nhà vệ sinh, dọn giường, những việc nhỏ nhất để đảm bảo cuộc sống cá nhân của con.

Con bạn sẽ cảm thấy hữu ích và đôi khi khiến trẻ thấy có trách nhiệm, có tổ chức và có môi trường phát triển như những người trưởng thành. Nấu cho con từng bữa cơm, thậm chí chúng ăn ngon mà còn không cần biết tới ai sẽ dọn dẹp; chưa bao giờ biết tự giặt một bộ quần áo hay cầm chổi quét nhà là một trong số những điều bố mẹ đang giết chết khả năng tự sinh tồn của con mình. Khi tuổi 15 không biết đến cách tự chăm sóc bản thân, vậy tuổi 18, 25, 30… chúng sẽ tự biết làm những điều đó không? Ai sẽ là người dạy chúng? Bố mẹ liệu có đi theo cả đời để bao bọc được không? Phụ huynh hãy tự giảm tải bớt gánh nặng cho mình, bằng cách để các bạn tự có trách nhiệm với bản thân nhiều hơn.

Không nên khắt khe thời gian biểu chỉ bắt con học và học

Nhiều người mẹ dạy dỗ con sẽ thiết lập thời gian biểu cố định vào mỗi ngày. Nhưng như vậy có quá khắt khe với con trẻ? Việc phân biệt rạch ròi thời gian chơi và học chưa chắc đã là phương pháp hay khi các bạn trẻ chưa thể nhận thức giá trị của thời gian, thậm chí điều này còn làm việc học trở thành ác mộng và áp lực.

Tạo một môi trường “chơi mà học” và nhiều hoạt động ngoại khóa để các bạn ấy được va chạm và tự tìm tòi sẽ là cách dễ học hơn việc chỉ nhìn lý thuyết.

Áp đặt suy nghĩ của mình vào con là một trong những lỗi phần lớn phụ huynh gặp phải

Đưa con vào môi trường học mang tính tự lập cao

Những phụ huynh thông thái thời nay hoàn toàn hiểu những vấn đề trên để đẩy con mình tự tin, năng động hơn. Nhưng thực sự để có một cú bứt phá thay đổi phong cách và tính cách sống của con ngay lập tức không hề dễ dàng. Bắt chúng làm việc nhà?- Chúng mượn cớ rất bận học, vậy là bạn lại nhường bước. Giao tiền tiêu vặt để chúng tự chủ nhưng lại mang đi tiêu hết để chơi điện tử, và vẫn về xin tiền bố mẹ, – thực lòng vẫn chưa kiểm soát được.

Tuổi 15 là lứa tuổi đẹp để rèn luyện lại cách sống và định hướng cho tương lai sau này. Một môi trường học tập trong những năm tháng cấp 3 rèn luyện cho trẻ sự tự tin, độc lập cũng vô cùng quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh chọn mô hình học nội trú để con có bước đi vững vàng hơn trong tương lai, quan trọng nhất là thay đổi con trở nên tự tin, năng động hơn. Không còn quá “ngoan” và là một chú robot gọi gì nghe nấy nữa. Tìm hiểu tâm sự của bà mẹ đã quyết định cho con học nội trú để lột xác như thế nào tại đây.

Trang Bê

 

 

Tin cùng chuyên mục