Cách ghi chú hiệu quả?

Các bạn thân mến! Trong quá trình học tập chúng ta cần trau dồi thêm rất nhiều kỹ năng để giúp có kết quả tốt nhất. Trong đó kỹ năng ghi chú là kỹ năng không thể thiếu. Việc ghi chú tốt giúp chúng mình lưu lại thông tin nhanh hơn và là tài liệu giúp chúng mình hệ thống kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng Bức thư chiều thứ 6 tìm hiểu các kỹ thuật để ghi chú hiệu quả là gì nhé.
Click vào đây để xem clip.
unnamed (1)
 BƯỚC 1: Trước khi bài giảng bắt đầu

Để quá trình ghi chú diễn ra thực sự hiệu quả, chúng mình cần có phần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bài giảng bắt đầu bằng những cách sau:
Chuẩn bị cuốn sổ/ thiết bị ghi chép
Đọc và biết được nội dung bài giảng sẽ nói về phần nào
Hoàn thành yêu cầu chuẩn bị trước khi bài giảng bắt đầu từ giáo viên
Xem lại ghi chú các bài giảng khác
Vậy là chúng mình đã chuẩn bị xong. Bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá cách ghi chú nhé 
unnamed (2)
1. Cấu trúc ghi chú
Chúng mình cùng chia trang giấy ghi chú thành 3 phần như sau:
Đầu tiên, hãy kẻ một đường ngang ở phần dưới trang giấy nằm ở khoảng ⅕ chiều dài trang giấy tính từ dưới lên. Mình gọi phần này là phần 3 dùng để tổng kết bài học.

Tiếp theo, kẻ một đường dọc bên trái trang giấy. Đường kẻ này nằm ở khoảng ¼ chiều rộng tính từ mép trái của trang giấy. Mình gọi phần này là phần 2 dùng để ghi lại những câu hỏi, nhận xét, phát hiện từ cá nhân mỗi người.

Phần rộng nhất còn lại là phần 1: nơi chúng mình dùng để ghi bài giảng, giải thích hay chứng minh cho những câu hỏi ở phần 2.
 unnamed (3)
 Ở phía trên, chúng mình hãy điền tên tiêu đề bài giảng, ghi chú rõ ngày tháng bài giảng diễn ra nhé!

2. Sử dụng cụm từ
Trong quá trình nghe giảng, hãy ghi chú lại những từ khóa quan trọng mà chúng mình nghĩ là trọng điểm của ý kiến. Bỏ qua các trợ từ “những, từ, cái,..” hoặc từ không có ý nghĩa cho nội dung bài giảng.
VD khi nghe câu “Hãy ghi chú lại những từ khóa quan trọng mà bạn nghĩ là trọng điểm của ý kiến” chúng mình có thể ghi vào “Ghi từ khóa trọng điểm của ý kiến”. Rất nhanh mà không mất đi ý nghĩa đúng không nào?
unnamed (4)
3. Ghi chú bằng lời của bạn
Để vừa ghi chép kịp mà vẫn đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, chúng mình hãy diễn giải bằng cách của riêng mình miễn sao cho có thể hiểu và nhớ những gì đã nghe thấy. Hãy cố gắng ghi chú bằng cách hiểu của bản thân trừ những thông tin cần được ghi chú với sự chính xác tuyệt đối như công thức, định lý,…
Đồng thời hãy lên một danh sách những ký hiệu viết tắt để có sự nhất quán. Chúng mình có thể tham khảo một số gợi ý sau từ Bức thư chiều thứ 6 nhé:
 unnamed (5)
Hoặc chúng mình cũng có thể sử dụng biểu tượng để ghi chú:
  THPT_FPT_Cach-ghi-chu-hieu-qua(6)
4. Cấu trúc thông tin bài giảng: tiêu đề, tiêu đề phụ, luận điểm
Ở những tiêu đề chính chúng mình có thể viết hoa và lùi lề. Sử dụng đánh số thứ tự 1, 2, 3 cho những tiêu đề phụ và các ký hiệu (bullets) cho các luận điểm, luận cứ bổ sung. Cách làm này sẽ giúp dễ dàng chỉ ra được cấu trúc thông tin bài giảng.

Hoặc cách khác dành cho những bạn có tư duy theo sơ đồ, chúng mình có thể dùng mindmap để ghi chú thông tin.
THPT_FPT_Cach-ghi-chu-hieu-qua(7)
  5. Nếu bỏ lỡ thông tin
Đừng lo lắng! Hãy ghi nhanh một số từ khóa mà chúng mình còn nhớ, sau đó hãy để trống vài dòng và điền lại thông tin sau buổi học.
BƯỚC 3: Sau khi bài giảng kết thúc
– Hoàn thiện phần thông tin chúng mình đã bỏ lỡ.
– Sử dụng màu sắc, kí hiệu riêng biệt để làm nổi bật các phần chính, điểm chính để phân loại, đánh dấu và liên kết các thông tin với nhau khi đọc và chỉnh sửa lại ghi chú.
– Đặt câu hỏi cho những vấn đề còn thắc mắc, những phát hiện mới hoặc những lưu ý, tóm tắt từ phần 1 chúng mình vừa mới nhận ra và viết vào phần số 2.
THPT_FPT_Cach-ghi-chu-hieu-qua(8)
 – Viết 1 bản tóm tắt tổng thể nội dung của ghi chú bằng 1 vài câu: công thức tính, phương trình, nội dung cốt lõi và điền vào phần số 3.Thực hiện đầy đủ 3 bước trên là chúng ta đã có những ghi chú bài giảng vừa đầy đủ, vừa chính xác lại theo tư duy sắp xếp của riêng mình rồi đó! Tuy nhiên chúng mình đừng quên hãy xem lại các ghi chú thường xuyên để tăng khả năng ghi nhớ và đào sâu nội dung bài học.

THPT_FPT_Cach-ghi-chu-hieu-qua(10)
Chúng mình cũng áp dụng ngay bí kíp ghi chép này để có một cách học hiệu quả và đầy hứng thú nhé!”Thành công lớn luôn bắt đầu từ những việc nhỏ” – Khuyết danh

PHỤ TRÁCH CHUYÊN MỤC
Cô Phùng Hiên – Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Liên hệ tư vấn trực tiếp: 
Phòng PDP – Phòng 102, tòa nhà Gamma

Hoặc qua kênh online:
https://www.facebook.com/phung.hien.18[email protected]

Bức thư chiều thứ 6 số 79
THPT_FPT_Cach-ghi-chu-hieu-qua(9)
 

Tin liên quan
Ứng dụng công nghệ tại THPT FPT đã khiến tôi nhẹ gánh học hành thế nào?
Có phải cho con học nội trú từ 15 tuổi là sai lầm?
Muôn nẻo định hướng sau khi tốt nghiệp của học sinh FSchool

 

Ngày đăng: 19/06/2020

Ngày cập nhật: 16/10/2021

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh