Bị so sánh với “con nhà người ta” trở thành nỗi ám ảnh, có thể “giết chết” sự tự tin của cả đứa trẻ giỏi giang nhất
Sự so sánh mù quáng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Áp lực bị so sánh có thể giết chết sự tự tin của những đứa trẻ giỏi giang nhất, hình thành nên những tính cách tiêu cực khó lường.
Uông Hàm 46 tuổi là một MC nổi tiếng của truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc. Ở tuổi 46, anh cũng đã có một cậu con trai nhỏ tên Mộc Mộc. Trong một chương trình truyền hình, anh đã chia sẻ về quan điểm giáo dục con cái khiến nhiều phụ huynh tỉnh ngộ.
Khi con trai Uông Hàm đến độ tuổi đi học, ở trường đã lập ra nhóm phụ huynh của từng lớp với mục đích là báo cáo việc học của trẻ tại trường. Tuy nhiên, Uông Hàm đã phá quy tắc và nhất quyết không đồng ý tham gia nhóm phụ huynh này vì anh không muốn con mình bị đem ra so sánh.
Sau chia sẻ tại chương trình cũng có rất nhiều những ý kiến không đồng ý, nói anh là người cha vô trách nhiệm. Việc anh không tham gia nhóm phụ huynh của con là vô tâm, không quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, sau đó anh đã giải thích rằng anh kiên quyết không tham gia nhóm phụ huynh vì không muốn con mình bị so sánh. Ý kiến của MC Uống Ham khiến các bậc cha mẹ quan tâm và suy nghĩ nhiều hơn đến vấn đề này.
So sánh kết quả học tập của con xuất phát từ kỳ vọng quá mức từ cha mẹ
Hiện tượng này xảy ra không quá khó đoán, nó xuất phát chính từ sự kì vọng quá mức của các ông bố bà mẹ đối với con cái. Họ yêu cầu sự hoàn hảo, tuân lệnh từ con cái. Khi con không đạt được những gì kì vọng họ liền áp đặt một hình mẫu, một kiểu trẻ em họ biết, họ thấy.
“Con không bằng bạn A? Sao con kém cỏi như vậy? Hãy học giỏi như bạn B đi”… Họ so sánh những đứa trẻ cũng vì muốn thỏa mãn sự cạnh tranh, khoe khoang con cái với người khác. Điều này vô tình đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.
So sánh gây ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?
Về mặt tâm lý: Việc cha mẹ đem con cái ra so sánh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý phát triển. Chúng sẽ nghĩ rằng bản thân không bằng người khác, không đủ khả năng để làm tốt mọi việc điều đó. Khiến cho chúng ngày càng rụt rè, sợ sệt và mất tự tin khi làm việc, làm giảm khả năng học tập, sáng tạo của bé trong tương lai.
Từ việc là đứa trẻ hạnh phúc và mong muốn lớn lên trở thành người tốt, trọng tâm của đứa trẻ, khi bị so sánh liên tục sẽ chuyển sang làm những việc để làm hài lòng cha mẹ.
Về mặt tính cách: Việc bị so sánh sẽ hình thành trong trẻ em tính cách đố kị, ghen ghét và ích kỉ hơn. Chúng sẽ dễ dàng đố kị, hận thù những đứa trẻ “hình mẫu” mà bố mẹ so sánh vì trẻ con đơn giản thiên về cảm xúc. Và bố mẹ chính là nguyên nhân gieo vào trẻ con tính cách, suy nghĩ tiêu cực.
Tình cảm: Khi bị cha mẹ so sánh, trẻ em sẽ nghi ngờ về tình cảm cha mẹ dành cho mình. Chúng sẽ dần dần tự giữ khoảng cách với bố mẹ và có xu hướng sống khép kín, thu mình. Điều này về lâu dài sẽ hình thành nên tính cách tiêu cực cho những đứa trẻ mà cha mẹ không lường trước được.
Hướng giáo dục nào sẽ tốt nhất cho trẻ?
Mỗi gia đình, mỗi bậc phụ huynh sẽ có một phương pháp giáo dục con khác nhau. Nhưng họ đều có điểm chung là muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con và mong con tốt hơn từng ngày. Tuy vậy, mục tiêu tốt muốn đạt được cũng cần có phương pháp tốt. Các bậc phụ huynh ngày nay nên quan tâm đến giáo dục tâm lý ở trẻ và phải ngăn chặn lại hiện tượng so sánh ở trẻ em.
Hãy cố gắng thực hiện 2 điều sau để ngăn chặn sự so sánh tai hại này:
1. Làm gương
Hành vi của cha mẹ là chuẩn mực cho việc học của trẻ. Nếu bạn muốn con bạn hình thành một tính cách tốt, trước tiên bạn phải làm điều này. Thay vì áp đặt con cái vào một hình mẫu nào đó, hãy giúp con phát triển theo khả năng, sở trường.
Cha mẹ có phương pháp giáo dục xuất sắc không cần con của người khác làm mẫu. Họ hiểu rằng mỗi đứa trẻ là một vũ trụ duy nhất và luôn tạo điều kiện để con phát triển tự nhiên, thoải mái nhất.
2. Cho con cái thêm nguồn động lực và sự tin tưởng:
Điều trẻ em thực sự quan tâm là cảm xúc của cha mẹ, và vị trí của chúng trong mắt cha mẹ. Cha mẹ nên khuyến khích con cái và khen ngợi con nhiều hơn để giúp con có niềm tin, động lực phấn đấu. Thay vì luôn so sánh và ép con vào khuôn mẫu mà cha mẹ mong muốn, các phụ huynh nên học cách nhìn ra những điểm mạnh của và hướng dẫn con phát huy chúng.
Chuyên mục: Tuổi 15 con cần gì
Ngày đăng: 02/07/2020
Ngày cập nhật: 01/10/2021
Tác giả: Phạm Hoa
Tin cùng chuyên mục
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2024 - 2025