FSchooler học “Nhàn” như thế nào?

Ở FSchool, các tiết học có sự kết hợp của nhiều môn vốn đã quá quen thuộc với các bạn học sinh. Những tiết học liên môn thường đem lại hiệu quả bất ngờ cho FSchooler. Và tiết Văn của lớp 10A10 với bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một tiết học đặc biệt như vậy. Với sự kết hợp giữa bộ ba Văn, Sử, Giáo dục công dân, kênh VTV7 đã tới ghi hình tiết học.

Không những được kết hợp nhiều môn mà lớp 10A10 còn được học “Nhàn” ở ngoài đồi thông ven hồ. Mở đầu tiết học, cô Thúy (môn Giáo dục công dân) đã hướng dẫn cả lớp ngồi thiền trong vòng 5 phút. Trong tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương, bạn nào cũng tập trung thả lỏng cơ thể và thả hồn vào những giây phút thư thái. Sau khi bản nhạc kết thúc, cô Thúy hỏi các bạn về cảm giác sau khi thiền. Rất nhiều ý kiến được đưa ra: sự thanh thản, nhẹ nhõm, tự do trong tâm hồn… Và đó cũng chính là tinh thần của bài thơ mà các bạn sẽ học – bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoạt động thiền giúp các bạn cảm nhận và hiểu được phần nào mục đích của tiết học này.

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thầy Linh phụ trách tiết học này đã mang đến cho cả lớp hoạt động thú vị tiếp theo. Mỗi bạn được phát một tờ giấy nhỏ, sau khi chia lớp thành hai nhóm lớn, thầy yêu cầu một nhóm viết về những gì đã biết, một nhóm viết về những gì muốn biết về tác phẩm. Bởi đã tìm hiểu trước ở nhà nên bạn nào cũng hoàn thành một cách nhanh chóng. Và kết quả thu được: phần đã biết chính là tác giả, phần muốn biết là nội dung, tư tưởng nghệ thuật.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-4

Thầy Linh và phần giới thiệu tiết học.

Tiếp theo, thầy Linh giúp các bạn giải nghĩa từ “nhàn”. Nhàn ở đây là nhàn hạ, không làm gì, không vướng bận gì.Vậy xuyên suốt bài thơ, tinh thần “nhàn” ấy liệu có được nguyên vẹn? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua tác phẩm này? Trước hết, cả lớp cần hiểu rõ hơn về Nguyễn Bỉnh Khiêm và thời đại của ông lúc bấy giờ để có cái nhìn rõ ràng hơn.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-14

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-15

Bạn nào cũng rất hào hứng với những tiết học liên môn ngoài trời.

Thầy Tuyên (Lịch sử) là người giải nghĩa và giúp cả lớp nắm được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Bằng sơ đồ hình ảnh, kèm chú thích rõ ràng, sinh động, thầy Tuyên đã đưa các bạn ấy trở về thời kỳ 500 năm trước. Đó là thời kì đất nước loạn lạc liên miên, dân tình khổ sở. Xã hội chỉ có cường quyền, bạo lực, mưu mô và gian ác, không đâu có công lý và chân lý nữa. Còn chăng thì cũng chỉ là đôi ba người trung nghĩa, tâm huyết… nhưng những con người ấy cũng bị tàn hại nếu họ không lui về cuộc sống ẩn dật, ngoài vòng cương tỏa. Đây chính là thời kì Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-3

Từng sự kiện lịch sử thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm được thầy Tuyên giải nghĩa cụ thể và chi tiết.

Đi vào phần trọng tâm bài học, thầy Linh tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. Với nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích nội dung và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, các nhóm nhận đề bài, yêu cầu hoàn thành trong vòng 10 phút. Sau khi thảo luận, nhóm 2, 4 sẽ là nhóm phản biện tương ứng cho nhóm 1, 3 nhưng đồng thời hai nhóm phản biện vẫn phải nhận đề bài và thảo luận như bình thường.

Đề bài của các nhóm lần lượt: Nhóm 1: Phân biệt quan điểm “Nhàn xưa” và quan điểm “Nhàn nay”. Nhóm 2: Nhàn thân? Nhàn tâm?. Nhóm 3: Lối sống hưởng thụ? Ý kiến của em về lối sống này?. Nhóm 4: Bài học rút ra từ bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Xây dựng một bộ quy tắc vệ sinh lớp học.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-12

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-1

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-6

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-7

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-10

Phần thảo luận nhóm của các bạn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các thầy cô.

Tất cả các nhóm đều thể hiện hết các ý tưởng và câu trả lời của mình qua sơ đồ tư duy. Các bạn phân chia đồng đều nhiệm vụ cho nhau, bạn thì viết vẽ, bạn thì tìm câu trả lời, bạn thì chọn lọc chi tiết để đưa vào sơ đồ… Không khí lớp học cực kỳ vui vẻ và sôi động. Cả lớp khuấy động một vùng trời, bạn nào cũng hào hứng, quên cả cái lạnh của tiết trời mùa đông đang bao trùm cả Hòa Lạc.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-2

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-5

Đại diện các nhóm lên trình bày phần thảo luận của mình.

Phần trình bày của các nhóm đều khá đầy đủ và sáng tạo. Nhóm phản biện đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa và các thắc mắc về phần nội dung của nhóm trước đó. Tính tương tác và hiệu quả của hoạt động thảo luận được tăng lên đáng kể. Các bạn rất linh hoạt và nhanh nhạy, phản hồi ngay lập tức sau khi nhận câu hỏi từ nhóm phản biện. Không chỉ nội dung bài thơ được làm rõ mà tất cả các yếu tố về dụng ý nghệ thuật mà tác giả sử dụng cũng được các nhóm khai thác triệt để.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-17

Chăm chú ghi bài để không bỏ lỡ bất cứ chi tiết nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ lựa chọn sống một cuộc sống thanh nhàn, giản dị, chân chất. Ông bỏ nơi phú quý, vương giả để gắn bó và hòa mình vào với thiên nhiên. Ông sống một lối sống thuận theo tự nhiên. Đó là nhàn thân. Và cũng bởi quyết định sống tách biệt với những xô bồ, đua chen xa rời danh lợi đã giúp ông được hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch của mình.

Nói về quan điểm dạy học liên môn, thầy Đoàn Mạnh Linh (giáo viên bộ môn Văn) cho biết: “Cái khó của phương pháp dạy học này chính là phần chuẩn bị bài giảng. Các thầy cô có nhiệm vụ liên môn trong một tiết học đó sẽ phải bàn bạc, soạn bài rất chi tiết, kỳ công và cẩn thận. Thế nhưng phương pháp dạy này lại đem lại hiệu quả bất ngờ cho các bạn học sinh. Tất cả các bạn đều có phản hồi tốt và tích cực đối với cách dạy và học này. Bởi vậy thầy, cô cũng có thêm nhiều động lực để tiếp tục triển khai và thực hiện nó ngày càng tốt hơn”.

Bạn Nguyễn Thị Hà Chi (10A10) chia sẻ: “Trước mỗi tiết học, thầy cô sẽ yêu cầu cả lớp tìm hiểu bài trước ở nhà để giúp cho các hoạt động trong tiết học được hiệu quả và mọi người hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn. Em thích cách dạy liên môn như thế này bởi vì chỉ trong một tiết học mà bọn em có thêm được nhiều kiến thức của cả các môn học khác nữa, chúng đều bổ trợ cho nhau.”

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-11

Sau khi kết thúc bài học, cả lớp ra thăm vườn rau của trường.

Kết thúc bài học, cô Thúy (Giáo dục công dân) đã dẫn cả lớp ra thăm vườn rau cải của FSchool. Đây là một trong vô số “góc” thiên nhiên tuyệt đẹp mà bất cứ ai đặt chân tới cũng có thể cảm nhận được cái “nhàn”.

thpt-fpt-lien-mon-van-su-gdcd-9

Cùng nhau đọc to bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một tiết học liên môn vô cùng thú vị đã kết thúc như vậy đó. Không chỉ riêng “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà các FSchooler mới được hưởng sự kỳ công tuyệt vời của các thầy, cô “nhà” mình đâu mà còn vô số các tiết học của các môn học khác nữa đó. Học ở FSchool thật “hay” quá phải không nào?

Bài: Phương Hoa. Ảnh: Hoàng Thảo.

 

Ngày đăng: 12/12/2017

Ngày cập nhật: 12/12/2017

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2023 - 2024

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh