Lần đầu debut và những vai diễn để đời của K7 trên sân khấu FPT School

Một đêm diễn đong đầy cảm xúc của Mini concert đã ghép lại. Chỉ trong 1 tuần tập luyện, 4 tiết mục kịch chuyên nghiệp của 11 nhà đã diễn ra vô cùng thành công. Trong lần đầu tiên debut trước sân khấu THPT FPT, K7 đã kịp để lại dấu ấn với những vai diễn không thể nào quên.

Những vai diễn không thoại độc lạ có 1-0-2 trên sân khấu

Bạn có tưởng tượng được rằng, kịch ở FPT School có những vai độc lạ như: Vai hòn đá, cái cây, cái tủ quần áo hay bụi rêu không? Những vai diễn ấy không chỉ để đầy sân khấu đâu, mà các bạn học sinh K7 đã phải casting rất gắt gao để có được nó. Vai “không thoại” nhưng hiệu quả về thị giác cũng như hiệu ứng mang lại cho khán giả thì không thể đùa được. Cùng nghe các diễn viên “trải lòng về vai diễn đầu đời nhé!

Ninh Bảo Kỳ – vai cái cây: “Nghe đến vai cái cây tưởng chừng như nhàm chán? Chẳng qua bạn không biết làm nó thú vị thôi. Em nhận được vai cây thì rất vui vì có thể là sẽ ít dc diễn nhau vai khác nhưng em sẽ là 1 cái cây khác biệt vì em chuyển động múa may nhiều lắm. Dù là vai phụ nhưng ít nhất là mình sẽ có thể góp phần cho vở kịch hoàn hảo hơn. Thật ra thì để casting vai cây đơn giản lắm, mình chỉ cần tự nguyện thôi. Mà có “body cây khô mùa bão “ như em thì càng tốt. Nhưng mà nếu đã đóng cây thì hãy cố hết sức nhây chứ đừng đứng đờ ra chán lắm.

Tập đoàn cây vở kịch nào cũng có.

Nguyễn Quốc trọng, vai bụi rêu chia sẻ: “Em thấy vai diễn của em thú vị lắm, bọn xem không nói gì mà xuất hiện không thôi khán giả đã cười lắm rồi. Bố mẹ em mà biết em được lên sân khấu chắc tự hào vì em lắm. Vai diễn lần đầu xuất hiện trước công chúng mà để đời của em luôn.”

Đỗ Lại Phúc Anh (10A4) Vai cái tủ: “Em thấy vai cái tủ rất hay, rất đặc biệt vì em là cái tủ duy nhất trên thế giới biết múa quạt. Kinh nghiệm mà em muốn truyền lại cho mọi người là muốn trở thành 1 cái tủ thú vị như em thì mọi người phải biết múa quạt.”

Bạch Long Vĩ (10A11) Chú ngựa của hoàng tử trong vở số 4: “Lần đầu được diễn xuất nên em cũng hồi hộp, nhưng các anh chị trưởng nhà cũng động viên, bảo quan trọng là vui thôi, nên em cũng thấy thoải mái. Lên sân khấu thì em diễn cũng đạt chứ (cười) Lúc đầu em không định nhận vai này đâu, vì em thấy đóng con ngựa nó cứ thế nào ấy, nhưng về phòng soi gương em thấy mặt em cũng giống con ngựa thật thế nên em cũng vui vẻ với vai diễn này hơn. Điều em muốn nhắn nhủ cũng như truyền lại kinh nghiệm để casting cho K8 là, ai thấy mặt mình giống con ngựa thì cứ tự tin ứng cử nhé”.

Dù là tảng đá mình cũng vẫn phải thần thái nhé

Phan Thế Cường (10A8) – Vai diễn hoàng tử trong vở kịch số 4: “Các anh chị trưởng nhà và take care đã tranh cãi rất nhiều trước khi cho em diễn vai này, vì trước khi chọn em đã có 1 bạn diễn rồi nhưng không hợp, nên cho đến cách đây 2 ngày em mới bắt đầu tập. Lúc đầu thì em cũng làm anh chị bực vì không thuộc lời nhưng sau đó thì em đã thay tiến bộ rất nhiều. Còn về Going Merry, nó đem lại rất nhiều cảm xúc cho khóa mới chúng em, sau này khi K8 vào trường bọn em cũng sẽ cố gắng hết sức mình như các anh chị tiền bối đi trước đã làm. Còn nói về FPT, thì em thấy đây là một ngôi trường quá tuyệt vời, mọi người được tự do sáng tạo, phát triển, thể hiện phong cách.”

Những nhà biên kịch đại tài thành công với 4 vở kịch độc đáo

Tiết mục kịch mở màn đầu tiên mang tên Giấc mơ cầu cơ của ba nhà Hồng Hạc, Tê Giác và Hà Mã. Câu chuyện kể về một nhóm bạn tìm thấy bộ đồ chơi Cầu cơ nguy hiểm tại sau Dom E của KTX, dù đã được các thầy quản nhiệm cảnh báo về hậu quả khi chơi thứ đồ tâm linh này nhưng vì tính hiếu kỳ và tò mò, Tùng cùng nhóm bạn đã chơi đến cùng. Hậu quả là từng thành viên phải ra đi vì những thế lực bí ẩn trong bộ đồ chơi “ám ảnh”. Cái kết đầy bất ngờ khi tiếng chuông báo thức quen thuộc tại KTX vang lên, hoá ra tất cả những cơn ác mộng kia chỉ là một giấc mơ.

Đức Khánh, biên kịch của vở kịch chia sẻ: “Thông điệp đưa ra là những thầy quản nhiệm có thể khắt khe và đôi khi ta không hài lòng về họ. Nhưng trong môi trường nội trú này, khi ta cần nhất và rơi vào khó khăn nhất thì các thầy cô chính là điểm tựa của ta.” Không khí mở màn cho đêm diễn của vở kịch tạo cho toàn thể anh em K7 những hiệu ứng như bước chân vào rạp chiếu phim kinh dị.

Diễn xuất của các bạn học sinh quả thật không thể coi nhẹ được. Từng lời thoại rành mặt, ánh mắt tự tin và thần thái nhập vai như thật khiến cho tiết mục như thêm phần gay gấn hơn rất nhiều.

Có nhiều nút thắt và cú “twist” ngoạn mục phải kể đến kịch nhà Báo Hồng, Đại Bàng và Cá Mập. Câu chuyện về 10 năm sau khi Quân tốt nghiệp trường THPT FPT, bắt đầu đi làm và luôn mong muốn trở thành một công dân có ích. Vì lợi lộc làm ăn riêng mà bố Quân thường không chăm sóc cậu, lấy vật chất bù đắp tình cảm, cũng từ đó mà cậu luôn đặt câu hỏi về gia thế gia đình cậu. Cậu là khách hàng thường xuyên của phòng trà do Tập đoàn bố nắm cổ phần, do một lần bị cảnh sát khám nghiệm tại phòng trà nên cậu sinh nghi ngờ về những hoạt động bất thường trong việc kinh doanh của bố.

Trùng hợp thay, cậu cũng được điều làm Cảnh sát ngầm được cài vào điều tra chính Tập đoàn của gia đình mình. Những nút thắt kịch tính trong từng phân cảnh, tình cảm cha con đan xen những vấn đề xã hội như kinh doanh và sản xuất chất cấm, nỗi lo sợ khi các diễn viên nhí lột tả thành công những pha hành động dứt khoát. Người xem như được sống lại thước phim Cảnh sát hình sự hay người phán xử một lần nữa.

Được mệnh danh là ông trùm sân khấu kịch FPT School, Nguyễn Quang Minh chia sẻ: “Vở kịch như 1 hồi chuông cảnh báo về nạn buôn bán ma túy trên khắp cả nước với kỹ thuật tinh vi qua mặt cảnh sát. Ngoài ra, những vấn đề tồn đọng trong gia đình cũng được đề cập như chia sẻ, cũng như làm bạn cùng con, để con cái có thể hiểu, nhận thức những điều đúng đắn, cùng cha mẹ tạo nên những giá trị lớn trong gia đình.”

Mang đến chiến thắng cho nhà King Kong và Bò Sữa phải kể đến vở kịch rất đời thường, rất “FPT School”. Câu chuyện về cô bé tên Na hư hỏng, sử dụng các chất cấm khi còn vị thành niên, chểnh mảng học hành, vô tâm với chính bản thân và những người xung quanh khiến gia đình rất lo lắng. Bố cô bé quyết định gửi cô vào THPT FPT để học cách sống tự lập hơn. Nhưng sau khi học nội trú, Na vẫn không thay đổi. Trong một lần tiếp tục tái phạm lỗi thì Na bị thầy quản nhiệm Kình bắt được, sức khoẻ nguy kịch cô bé phải vào viện điều trị. Sau khi biết hối cải, Na đã trở nên trưởng thành hơn.

Không giống như hai vở kịch trên chú trọng đầu tư nội dung xuất sắc, vở kịch của nhà anh em King Kong Bò Sữa đã thuyết phục BGK bởi lối diễn xuất tự nhiên, hóm hỉnh và rất thật của các bạn học sinh. Những tràng cười giòn giã, tiếng vỗ tay rầm rộ bởi các câu thoại chất ngất như “Anh là cố vấn tối cao Trần Đạt, cộng tác viên phòng tuyển sinh đến đây để tư vấn cho em thay đổi cách sống đi.”

Nguyễn Chí, vai thầy quản nhiệm chia sẻ: “Em đã từng lên sân khấu khá nhiều nhưng đứng trên sân khấu FPT School em vẫn lo lắng và hồi hộp vô cùng. Nếu được làm lại, em sẽ bình tĩnh hơn và thần thái hơn để làm vui lòng các khán giả.

Kết lại đêm diễn là phần thể hiện của của nhà Sói Xám, Sư Tử và Hổ Trắng. Vở kịch Tấm Cám version FPT School khi biến thể cái kết của chuyện từ hoàng tử và công chúa sống bên nhau mãi mãi thành hoàng tử và con ngựa sum vầy hạnh phúc. Những bài nhạc hiện đại, trend về cách sinh hoạt của giới trẻ ngày nay lồng ghép khéo léo trong tác phẩm cổ tích gây nên những tràng cười bất tận tới khán giả.

Có thể nói, đêm diễn Mini concert là một show tìm kiếm tài năng của THPT FPT cũng không sai bởi đã có quá nhiều anh tài K7 toả sáng trên sân khấu. Điều quan trọng nhất không phải chúng ta được đóng vai chính hay vai phụ; hay phần thể hiện của đồng đội chưa hết mình so với lúc tập luyện ra sao; chúng ta đã mắc lỗi gì khi diễn xuất mà sau tất cả chúng ta đã cùng nhau cố gắng và thành công. Hy vọng đêm Mini concert này sẽ là một trong những kỷ niệm đẹp nhất thời học sinh sẽ theo K7 trong suốt quãng thời gian sau này.

Hiền Mai

 

 

Ngày đăng: 19/08/2019

Ngày cập nhật: 20/08/2019

Tác giả: Phạm Hoa

Tin cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2023 - 2024

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh